| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược để dẫn đầu thị trường của "triệu phú sữa tươi" Việt Nam

Thứ Ba 18/06/2019 , 16:30 (GMT+7)

Với hệ thống trang trại tầm cỡ Châu Á, sản lượng 1 triệu lít sữa nguyên liệu/ngày, đàn bò 130.000 con có thể nói Vinamilk hiện đang là “triệu phú” về sữa tươi tại Việt Nam

Đây cũng là chiến lược để duy trì vị trí dẫn đầu thị trường sữa tươi trong nước nhiều năm liên tiếp của doanh nghiệp này.

Tiếp tục dẫn đầu trong phân khúc “hot”: sữa tươi

Theo kết quả nghiên cứu thị trường mới nhất của Nielsen Việt Nam, sản phẩm Sữa tươi 100% Vinamilk vẫn tiếp tục duy trìvị trí dẫn đầu trong phân khúc này về cả sản lượng lẫn doanh số bán ra trong 12 tháng liên tiếp (từ tháng 3/2018 đến tháng 2/2019). Ngoài ra, những sản phẩm khác trong ngành hàng sữa tươi của thương hiệu này như Sữa tươi 100% Organic, Sữa tươi 100% A2... cũng được đánh giá là tiên phong trong ngành sữa tại Việt Nam.

"Resort" bò sữa Tây Ninh của Vinamilk có quy mô 685 ha, 8.000 con bò, tổng đầu tư ban đầu 1.200 tỷ đồng

Dưới góc độ người tiêu dùng, khi được hỏi về kết quả nghiên cứu thị trường này, Chị Thanh Mai (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Theo tôi vì tâm lý “chuộng sữa ngoại” đã thay đổi nhiều trong mấy năm trở lại đây. Nhà có các bé nhỏ, nên gia đình tôi sử dụng rất nhiều sản phẩm sữa, nhất là sữa tươi. Theo tôi vì được sản xuất trong nước nên thường có ngày sản xuất mới, hương vị tươi ngon và giá cả hợp túi tiền. Hệ thống phân phối của Vinamilk rất nhiều, có cả online nên gần như muốn mua ở đâu cũng có, mua lúc nào cũng được. Họ cũng có các sản phẩm cao cấp như organic hay sữa A2 nên tôi không cần tìm mua khó khăn như trước đây!”.

Một triệu lít sữa tươi mỗi ngày.Trong các bài viết về thị trường sữa gần đây, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, Vinamilk giữ vững vị trí dẫn đầu, đặc biệt là phân khúc sữa tươi là nhờ chiến lược phát triển song song cả vùng nguyên liệu sữa tươi chuẩn quốc tế lẫn gia tăng năng lực sản xuất. Nội lực và khả năng cạnh tranh của Vinamilk chính là nằm ở vùng nguyên liệu sữa tươi chuẩn quốc tế.

Theo báo cáo mới nhất của Vinamilk, “ông lớn ngành sữa” này đang sở hữu hệ thống 12 trang trại chuẩn quốc tế và liên kết nông hộ chăn nuôi bò sữa để phát triển đàn bò sữa xấp xỉ 130.000 con, cho sản lượng sữa tươi nguyên liệu xấp xỉ 1 triệu lít mỗi ngày, tương đương sản xuất được khoảng 5,5 triệu hộp sữa tươi/ngày (hộp 180 ml). Có thể thấy đây chính là đòn bẩy chiến lược và cũng lợi thế cạnh tranh then chốt giúp Vinamilk vượt qua các đối thủ khác trong phân khúc sữa tươi.

Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao là chìa khóa giúp Vinamilk xây dựng lợi thế cạnh tranh

Không chỉ mở rộng quy mô, Vinamilk liên tục nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu nội địa, thông qua việc ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa. Cụ thể, trong 12 trang trại của doanh nghiệp thì có 10 trang trại đạt chuẩn Global G.A.P, với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ, New Zealand và 2 trang trại theo chuẩn hữu cơ châu Âu.Vinamilk hiện đang sở hữu hệ thống trang trại bò sữa chuẩn Global G.A.P lớn nhất châu Á về số lượng trang trại.

Dây chuyển sản xuất sản phẩm Sữa tươi 100% của Vinamilk.

Một điểm đặc biệt khác trong chiến lược phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk là thay vì tập trung tại một địa phương, doanh nghiệp đầu tư hệ thống trang trại trải rộng trên khắp đất nước, kết nối với hệ thống 13 nhà máy. Điều này sẽ khiến công ty phải đầu tư nhiều hơn về quản lý, vận hành cả hệ thống nhưng bù lại giúp công ty đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại được vận chuyển đến các nhà máy nhanh chóng nhất. Nhờ đó, sữa giữ được vị thơm ngon và các chất dinh dưỡng.

Hệ thống bồn chứa sữa tươi khổng lồ tại siêu nhà máy sản xuất sữa nước tại Bình Dương của Vinamilk với công suất 800 triệu lít/năm.


Đầu tư để duy trì lợi thế canh tranh.

Dù hiện sở hữu nền tảng tương đối vững chắc, nhưng lãnh đạo Vinamilk cho biết vùng nguyên liệu vẫn sẽ là đòn bẩy chiến lược, là lợi thế cạnh tranh then chốt giúp Vinamilk vượt qua các đối thủ khác trong phân khúc sữa tươi. Từ đầu năm 2019 đến nay, doanh nghiệp sữa này đã cho thấy hàng loạt sự đầu tư của họ vào vùng nguyên liệu sữa tươi như “Resort” bò sữa quy mô lớn như tại Tây Ninh (quy mô 8000 con), được áp dụng cách mạng 4.0 toàn diện, nhập bò về các trang trại hiện hữu, đầu tư cho các dự án trang trại bò sữa tại Cần Thơ, Quãng Ngãi và mở rộng đầu tư qua Lào để xây trang trại bò sữa organic quy mô đến 5000ha.

Nguồn gốc và giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng khi chọn mua sữa tươi

Song song phát triển cả nguyên liệu sữa tươi, hệ thống nhà máy của Vinamilk cũng được nâng cao công suất, mở rộng quy mô tương ứng. Năm 2018, Vinamilk đã hoàn thành giai đoạn 2 của siêu nhà máy sữa nước tại Bình Dương với công suất siêu lớn 800 triệu lít/năm. “Các nhà máy khu vực miền Trung, miền Bắc như Đà Nẵng, Tiên Sơn cũng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu cho các khu vực này…”, đại diện Vinamilk cho biết thêm.

Rõ ràng việc có chiến lược đầu tư toàn diện từ nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất hiện đại, thêm vào đó là hệ thống phân phối, tiếp thị hiệu quả đã giúp cho thương hiệu sữa Việt có thể cạnh tranh, thâm chí là dẫn đầu trong cuộc đua thị phần với các đối thủ mạnh và quan trọng là có được niềm tin của người tiêu dùng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm