| Hotline: 0983.970.780

Chiến tích của Hai Lúa với nông nghiệp Pháp

Thứ Hai 12/05/2014 , 07:05 (GMT+7)

Không có nông dân Việt Nam không có vựa lúa ở Camargue (Pháp) ngày nay. Chính những anh "Hai Lúa" đã góp phần làm TP. Camargue nghèo nàn trở nên nổi tiếng vì lúa. 

Pháp gắn liền với văn minh trồng lúa mì, trồng nho, bánh mỳ pa - tê cùng hàng trăm loại rượu nho nổi tiếng thế giới. Ít ai biết nước Pháp có vùng Camargue nổi tiếng nhờ trồng lúa. Lúa đã tham gia giúp nước Pháp trải qua được một giai đoạn khó khăn thiếu lương thực trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Những nông dân Việt đi phu trên đất Pháp

Camargue thuộc phía nam Arles giữa Địa Trung Hải và châu thổ sông Rhône, vùng nước lợ, nơi hò hẹn của biển và sông. Phù sa bên lở bên bồi. Mưa bão thường xuyên.

Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật vào Đông Dương, nước Pháp có nguy cơ thiếu lương thực. Chính phủ đã thực hiện chương trình phát triển kinh tế phòng đói. Ngày 20/5/1941, Henri Maux - kỹ sư từng sống ở Đông Dương đã cùng Réné Belin - Bộ trưởng Bộ Lao động đến Camargue. Ông nhận thấy khí hậu ở đây mùa hè tương đồng với khí hậu Nam Kỳ và vùng đất hoang này có thể triển khai trồng lúa để vừa có lương thực, vừa cải tạo sinh thái. Ông quyết định về "mộ" nhân công - nông dân Việt Nam sẵn có và rẻ tiền qua Pháp.

Đây là đợt "xuất khẩu" lao động nông dân Việt lớn nhất trong những năm 40 của thế kỷ 20. Ngay sau đó, chính quyền thuộc địa ra sắc lệnh "mỗi gia đình phải đóng góp 2 nhân lực cho "mẫu quốc", nếu không cha phải đi tù. "Tổ quốc hay đi tù" đó là khẩu hiệu đặt ra khi tuyển nhân công với chiêu bài: "Tổ quốc đang gặp khó khăn, nghĩa vụ công dân".

Các lý trưởng phải thi hành nộp nhân công theo đúng chỉ tiêu. Ai không có tiền thế chân phải đi. Những đàn ông nông dân chất phác nghèo ở lứa tuổi 18-45, thương cha và gia đình phải rời làng quê ra đi trong nước mắt.

20 nghìn nông dân được "tuyển mộ" không phải đi lính mà qua Pháp lao động để cứu nguy cho nước Pháp khó khăn. Họ bị đưa đi những nơi gian nan, khổ nhất của nước Pháp như nhà máy, hầm mỏ, đồng hoang. Họ thay thế công nhân Ý, Tây Ban Nha đắt tiền hơn, và đỡ khoản đóng một số bảo hiểm xã hội quy định. Họ trở thành thứ "nô lệ hiện đại". Một số nông dân được đưa đến Camargue để trồng lúa, năm 1942.

Theo lịch sử, người Camargue đã từng thử trồng lúa từ khoảng cuối thế kỷ 16 theo sắc lệnh của vua Henri IV để giữ đất. Việc canh tác thất bại, các DN từ chối không đầu tư. Lúa leo teo, xen lẫn cỏ, chỉ dùng cho lợn ăn. Đất lại bỏ trống vì không cây nào có hiệu quả kinh tế sống nổi trên thổ nhưỡng đó. Các nhà nghiên cứu Pháp ghi nhận năm 1939, Camargue chỉ là vùng đất hoang.

Cây lúa như người châu Á, hiền lành cần mẫn hút nước và nắng để đem lại hạt gạo nuôi người. Lúa không ảnh hưởng đến thổ nhưỡng mà còn cải tạo thổ nhưỡng.

Rạ có thể cho súc vật ăn hoặc chôn xuống để cải tạo đất cho vụ sau. Trồng lúa xong, người ta có thể gối 2 vụ khác, như ngô, khoai. Chính vì thế, nhiều nơi ở Camargue, sau khi nhờ lúa cải tạo được thổ nhưỡng người Pháp đã có thể biến thành nơi trồng nho. Trước đó, nho không thể trồng được trên phù sa mặn.

Theo một số nhà khảo cổ học thế giới, Đông Nam Á được coi là cái nôi văn minh lúa nước đầu tiên. Văn minh lúa nước này, được người Pháp đánh giá cao. Chính phủ Pháp quyết định mang "thầy thợ" sang để cải tạo vùng đất hoang mặn ở Camargue. Tháng 9/1941, Nhà nước cung cấp giống lúa và nhân lực rẻ tiền và người dân Camargue phải cung cấp đất, và bán sản phẩm theo giá quy định của nhà nước. 125 người nông dân Việt bị tống vào mấy cái nhà cất tạm, không nhà vệ sinh, không có điện. Họ được giao công việc trồng lúa tại Camargue.

imge003174333955
Người nông dân Việt đội nón làm việc trên cánh đồng ở Camargue

Nghề nông đã vất vả, trồng ra hạt gạo là bao mồ hôi nước mắt đổ xuống. Vậy mà, đêm đêm trở về người nông dân Việt qua Pháp đâu có được nghỉ ngơi trong gia đình đầm ấm, có tiếng reo đùa của trẻ con, có bàn tay ấm áp của người vợ chăm sóc, một mâm cơm nóng đợi sẵn, họ trở về trong mấy cái nhà tôn mái cong như hầm tránh đạn, lạnh lẽo, tự lo nấu cơm, giặt giũ. Cái vất vả, cô đơn, càng gợi nhớ khói lam chiều nơi quê hương.

Vượt qua mọi gian khổ, chịu đựng, nông dân Việt chất phác, cần cù đã thành công ngay vụ lúa đầu tiên cho nước Pháp. Kinh nghiệm lấn biển từ bao nhiêu thế kỷ mở mang bờ cõi của người Việt chuyên trồng lúa nước được đem áp dụng tại đây. Họ dùng kỹ thuật canh tác đê điều, chặt cây đốt thành than để cải tạo đất.

Lần đầu tiên nước Pháp có vụ lúa thu hoạch đạt 250 tấn thóc, ra sản phẩm 125 tấn gạo. Sau đó, nông dân Việt tiếp tục mở mang được 260 ha diện tích trồng lúa. Thấy sự thành công trong việc trồng lúa, lấn biển, năm 1943, Pháp đưa thêm 375 người lao động Việt Nam đến. Năm 1943, sản lượng tăng gấp đôi.

France Actualité đã có phóng sự ngày 5/11/1943 về sự thành công trồng lúa ở Camargue. Năm 1946, nhờ lao động Việt này sản lượng thu 1.900 tấn thóc, và mở hơn 1.000 ha trồng lúa.

Năm 1952, khi tình hình Đông Dương bất ổn, chính quyền Pháp lo nguy cơ những mầm mống cách mạng nổi dậy của những "nô lệ hiện đại" như người Mỹ đen ở Mỹ, Pháp đã đưa số người lao động trở lại Đông Dương. Đại đa số trở về Việt Nam.

Chanh đã vắt vỏ. Người Pháp đã nắm toàn bộ kinh nghiệm trồng lúa nước, và đất đai đã được người nông dân Việt cải tạo. Bao mồ hôi nước mắt của người Việt đổ xuống để biến vùng đất mặn hoang vu thành vựa lúa trù phú của Pháp. Nếu ruộng đất sẵn chỉ việc trồng lúa, công việc cũng đã vất vả đòi hỏi sự cần cù chịu khó của con người, huống chi phải cải tạo đất mặn để trồng lúa, độ cực nhọc tăng lên gấp bội. Sống khổ cực, bị phân biệt đối xử, bất đồng ngôn ngữ, họ phải lao động miệt mài để tồn tại và cứu đói cho "mẫu quốc".

Công lao của người nông dân Việt rất lớn đối với vùng Camargue, tiếc rằng họ chất phác, thậm chí mù chữ, chỉ quen đồng áng, cúi mặt với đất nên đã đã bị người Pháp lờ đi thành quả của họ và không muốn nhắc đến việc chính họ bị người Pháp miệt thị gọi là "nhà quê", lại là thầy dạy cho người Pháp trồng lúa. Nô lệ nhiều khi giỏi hơn chủ như đội quân La Mã đã phải học ở tù binh Hy Lạp nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Người Việt đã có văn minh trồng lúa từ bao đời nay. Người dân Việt nô lệ đã truyền lại văn minh lúa nước cho người Pháp ở Camargue.

imge001172555988
Camargue, vùng đất hoang đầu thế kỷ 20

Lễ tri ân muộn mằn

Ngày nay, nhờ máy móc, kỹ thuật cao, ở Camargue chỉ có 169 nông dân canh tác khoảng 16.640 ha đất. Năm 2008, sản lượng đạt 98.176 tấn thóc. Xưa họ làm bằng tay, không máy móc, nước lạnh cóng, mới thấu hiểu sức chịu đựng gian khổ của nông dân Việt.

Gần 70 năm sau, công lao của nông dân Việt mới được biết đến, khi một vài người Pháp tiến bộ đã phanh phui bộ mặt thật của chế độ thực dân. Hervé Schiavetti - đảng viên Cộng sản làm Thị trưởng hai nhiệm kỳ ở vùng Arles từ năm 2001, là người đầu tiên đứng ra tổ chức buổi lễ vào ngày thứ Năm ngày 10/12/2009, để cảm ơn những người lao động Việt Nam đã đến đây làm muối và trồng lúa, nhờ họ, ngày nay mới có vựa lúa Camargue. Hôm đó, tiếc rằng chỉ còn có 10 Việt lao động còn sống được vinh dự mời đến. Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, nước Pháp chính thức biết ơn người dân xứ thuộc địa.

Hiện giờ, ở Camargue có một bảo tàng về lúa ở khu "Rizerie du petit", Manusclat 13200 Arles. Ngay từ cửa vào, một tấm biển đã ghi nhận "Không có lúa, không có vùng Camargue ngày nay". Lúa đã làm sống lại vùng đất hoang mặn nơi đây.

12 năm khổ sai vất vả, nông dân Việt đã cải tạo hơn 10.000 ha đất trồng lúa (tức là 2/3 diện tích so với ngày nay). Không có nông dân Việt Nam không có vựa lúa ở Camargue ngày nay. Chính những anh "Hai Lúa" đã góp phần làm TP. Camargue nghèo nàn trở nên nổi tiếng vì lúa. Bây giờ, Camargue tự hào là nơi duy nhất cung cấp gạo "sạch" cho nước Pháp. Vô hình chung, những người nông dân Việt đã làm rạng danh cho văn minh lúa nước Việt Nam tại Pháp.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất