| Hotline: 0983.970.780

Chiêu làm 'phao' thi tốt nghiệp của sĩ tử

Thứ Sáu 01/06/2012 , 09:00 (GMT+7)

Vì các điểm bán "phao" thi ở Hà Nội thường xuyên bị công an phường "hỏi thăm", nhiều học sinh chuyển sang phương án tự làm và bán cho nhau.

Vì các điểm bán "phao" thi ở Hà Nội thường xuyên bị công an phường "hỏi thăm", nhiều học sinh chuyển sang phương án tự làm và bán cho nhau.

Năm nay, các điểm nóng về "phao" thi như khu Tạ Quang Bửu, ĐH Kinh tế Hà Nội khá yên tĩnh. Hai ngày trước kỳ thi tốt nghiệp, các điểm bán "phao" ít có thí sinh đến hỏi mua, nếu có thì cũng theo hình thức "đánh nhanh, rút gọn".

Dừng xe đạp ngay trước cửa quán photo, một nam sinh mặc nguyên đồng phục hỏi chủ quán "phao" thi tốt nghiệp. Sau khi chắc chắn nhu cầu của khách, bà chủ mới đon đả vào trong nhà lấy ra. Không cần kiểm tra nội dung, cậu học trò hỏi giá tiền, thanh toán rồi lên xe đi.

Một vài học sinh khác chọn cách đem sách hướng dẫn ôn thi ra quán photo, nhờ copy nội dung thành những "phao" ruột mèo, hay nhỏ bằng bàn tay. Một thí sinh giải thích, đây là sách hướng dẫn ôn thi mà cô giáo dạy nên tự photo cho chắc ăn. Mua "phao" ở ngoài nội dung không chuẩn.

Trên địa bàn Cầu Giấy, các điểm bán "phao" là những quán photocopy. Một chủ quán trên đường Nguyễn Phong Sắc cho biết, muốn "phao" môn gì cũng có. Khách yêu cầu loại thế nào anh sẽ photo ngay loại đó.

"Mấy ngày nay có nhiều học sinh hỏi mua, chủ yếu là môn khối C. Để có những tài liệu này chúng tôi phải xin các file word hướng dẫn trả lời câu hỏi đề cương ôn tập của một số giáo viên, hoặc tài liệu của khách photo thì lưu lại một bản", vị chủ quán trên đường Nguyễn Phong Sắc cho biết.

Một số quán trước đây từng bán "phao" thi, nhưng năm nay "giải nghệ" cho hay, do công an kiểm tra gắt gao và tiền bán cũng không đáng kể. Thời gian này sinh viên các trường đại học đang làm đồ án tốt nghiệp nên tập trung cho công việc này, tiền kiếm khá hơn.


Quán photocopy phục vụ phao thi theo nhu cầu và kín đáo vì công an thường xuyên kiểm tra

Với lợi thế học khối C, nhiều thí sinh đã tự làm phao thi rồi bán cho các bạn. Nguyệt Linh, học sinh một trường cấp 3 ở Từ Liêm cho biết, trong quá trình ôn thi, em thường chép lại câu trả lời cho nhớ. Bằng cách đó, tất cả câu hỏi trong cuốn ôn tập các môn Văn, Sử, Địa đã được chép lại gọn gàng. Khi nhiều bạn khác khối có nhu cầu mua "phao" thi, Linh tập hợp danh sách, rồi mang ra quán in, bán lại.

"Mỗi bộ phao em bán 20.000 đồng, nếu mua cả 3 bộ thì 50.000 đồng. So với hàng bán sẵn thì phao của em đầy đủ kiến thức, diễn đạt dễ hiểu hơn vì kiến thức là do cô dạy cặn kẽ chứ không chỉ có gạch đầu dòng như ở một số sách hướng dẫn", Linh nói.

Tin tưởng các môn tự nhiên và chỉ lo lắng ba môn Văn, Sử, Địa, nhóm học sinh một trường ở Cầu Giấy đã mượn sách ôn tập, đem đi photo thành các loại "phao" với đủ kích cỡ. "Do kiến thức ôn tập nhiều, nếu chỉ in thành một loại thì quá dài, khó tìm. Chúng em in thành dạng ruột mèo để nhét trong túi quần, túi áo theo chủ đề. Một số câu khác in kích thước nhỏ và dài để trong ruột bút bi", một em cho biết.

Ngoài ra, nhóm học này chia sẻ, tài liệu bằng bàn tay cũng được in ra, vì khổ to, chứa được nhiều thông tin. Khi có đề, các em sẽ giở trang cần thiết, xé ra và vứt "phao" ra bên ngoài. Kinh nghiệm được truyền đạt từ các thế hệ trước là mang thật nhiều giấy nháp vào phòng thi để dễ dàng giấu "phao" xuống dưới.

Cũng nhờ bạn chuẩn bị khá đầy đủ "phao", nhưng Nguyễn Việt Hùng, một học sinh ở Gia Lâm cho biết, mang phao vào phòng thi để có cảm giác yên tâm chứ chưa chắc đã sử dụng. "Bọn em có những cách hợp tác với nhau trong phòng thi. Ví dụ ai theo khối C sẽ giúp các bạn khác làm Văn, Sử, Địa bằng cách làm đến đâu đọc to đến đó. Còn các bạn làm khối A sẽ giúp các môn tự nhiên", Hùng cho hay.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh mang tài liệu và các vật dụng bị cấm vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng) đều bị đình chỉ và hủy kết quả thi. Các hành động chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác, nhận bài giải sẵn... cũng chịu mức kỷ luật như trên.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm