| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ quyết định bán cổ phần hai ông lớn xăng dầu thuộc PVN

Thứ Bảy 09/12/2017 , 07:24 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký hai quyết định phê duyệt phương án cổ phần hai công ty xăng dầu lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN.

Đó là Công ty mẹ - Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn.
 

Bán PVOil, nhà đầu tư chiến lược phải duy trì 10 năm

Theo đó, hình thức cổ phần hóa của PVOIL được nêu rõ là bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Hiện vốn điều lệ của PVOIL là trên 10.342 tỷ đồng, trong đó PVN nắm hơn 363 triệu cổ phần (tương ứng 35,1% vốn điều lệ - 3.650 tỷ đồng).

Phương án bán cổ phần PVOIL được thực hiện bán cho người lao động hơn 1,8 triệu cổ phần; bán công khai hơn 200 triệu cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược hơn 460 triệu cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần với tỷ lệ sở hữu của tất cả nhà đầu tư nước ngoài tối đa 49%.

Giá khởi điểm bán cổ phần lần đầu ra công chúng của PVOil là 13.400 đồng/cổ phần, bán công khai theo phương thức đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Lãnh đạo Chính phủ lưu ý, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo tiêu chí lựa chọn về năng lực tài chính: Chứng minh đủ nguồn tài chính để mua cổ phần theo tỷ lệ trong phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Nhà đầu tư chiến lược phải có nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất tối thiểu 2.000 tỷ đồng đối với DN trong nước, với nước ngoài thì tính thoe mức tỷ giá quy đổi tại ngày đăng ký tham gia nhà đầu tư chiến lược.

Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản, tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu PVOil trong thời gian ít nhất là 10 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Đồng thời yêu cầu, nhà đầu tư chiến lược không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ ngày PVOil được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
 

Lọc hóa dầu Bình Sơn lên sàn ngày 17/12

Cũng trong ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký quyết định cổ phần hoá hóa Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (trực thuộc PVN).

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn có vốn điều lệ 31.000 tỷ đồng, trong đó cổ phần PVN nắm giữ chiếm 43% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 6,5 triệu cổ phần, hơn 241 triệu cổ phần bán đấu giá công khai, và hơn 1.5 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ.

Về bán cổ phần ra công chúng, bán đấu giá công khai với giá khởi điểm là 14.600 đồng/cổ phần. Thời gian bán cổ phần trong 3 tháng kể từ ngày 8/12/2017.

Có năng lực tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất đã kiểm toán tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; có vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính kiểm toán tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm chào bán tối thiểu là từ 10.000 tỷ đồng trở lên.

Chính phủ sẽ ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm vận hành nhà máy lọc dầu và/hoặc có tiềm lực về thị trường/có hệ thống phân phối xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phẩn hóa;...

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ động tìm kiếm đối tác, tiến hành đàm phán với nhà đầu tư chiến lược trên cơ sở phương án cổ phần hóa được phê duyệt và các quy định có liên quan, gửi Bộ Công Thương xem xét, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả bán cổ phần theo quy định.

(Dân trí)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm