| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền làm khó dân

Thứ Tư 30/10/2013 , 10:28 (GMT+7)

Xuất phát từ sai phạm trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc bồi thường GPMB của dự án mở rộng mặt đường cửa ô vào tỉnh Thái Nguyên đã bị kéo dài.

Xuất phát từ sai phạm trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nên việc bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án mở rộng mặt đường cửa ô vào tỉnh Thái Nguyên đã bị kéo dài.

Ông Lê Văn Bình (trú tại xóm Công Thương, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên) cho biết, gia đình ông đã sinh sống tại địa phương từ những năm 1960. Năm 1972, do chiến tranh phá hoại lan rộng, gia đình ông đi sơ tán, đến cuối năm 1975 tiếp tục trở về sinh sống ổn định đến nay.

Ngày 5/8/2010, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 1770/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng mặt đường cửa ô vào tỉnh Thái Nguyên, khu vực đầu cầu Đa Phúc, QL3. Cũng như tất cả các hộ gia đình khác sinh sống dọc tuyến QL 3, gia đình ông Lê Văn Bình hoàn toàn đồng tình với chủ trương thực hiện dự án.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, UBND huyện Phổ Yên đã ban hành các Quyết định số 9552/QĐ-UBND ngày 8/10/2010 và Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 12/1/2011 thu hồi của hộ ông Nguyễn Văn Bình 131,5m2 đất, trong đó diện tích đất ở là 66 m2 và diện tích đất nằm trong hành lang giao thông là 65,5 m2.


Dự án mở rộng mặt đường cửa ô vào tỉnh Thái Nguyên đã bị kéo dài

Ngay sau khi nhận được những quyết định nêu trên, hộ ông Lê Văn Bình đã lập tức phản đối bởi theo quyết định này thì gần 100 m2 đất ở của gia đình ông bỗng dưng biến thành “đất nằm trong hành lang giao thông” và dĩ nhiên, số tiền gia đình được đền bù, hỗ trợ GPMB sẽ thiệt hại đáng kể.

Theo giải thích của UBND huyện Phổ Yên tại Văn bản số 597/UBND-TTR ngày 11/7/2013: “Đây là diện tích đất mà năm 1991 UBND huyện Phổ Yên đã tiến hành giải tỏa hành lang theo quyết định của Chính phủ, của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc giải tỏa hành lang đường giao thông trên địa bàn, tính từ tim đường ra mỗi bên là 13,5 m”.

Tuy nhiên, những chứng cứ được ông Bình đưa ra là rất hợp lý. Tại Văn bản ngày 20/6/1991, UBND xã Thuận Thành ra Nghị quyết chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư của hộ ông Lê Văn Bình với tổng diện tích là 185 m2.

Đến năm 1993, thực hiện Luật Đất đai, gia đình ông Lê Văn Bình được UBND huyện Phổ Yên cấp GCNQSDĐ với tổng diện tích thổ cư là 160 m2 (sau khi đã trừ phần diện tích nằm trong hành lang giao thông) tại tờ bản đồ 104, thửa 95.

Ngày 28/5/2007, UBND huyện Phổ Yên tiếp tục cấp lại GCNQSDĐ cho ông Lê Văn Bình và bà Nguyễn Thị Hợp thửa đất số 95, thuộc tờ bản đồ số 13 cũng với diện tích đất ở lâu dài là 160 m2.

Không chấp nhận nội dung khiếu nại của gia đình ông Lê Văn Bình, Quý II/2013 UBND huyện Phổ Yên chỉ đạo một cơ quan chức năng của huyện là Thanh tra huyện kiểm tra trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ.

Ngày 8/7/2013 UBND huyện Phổ Yên ban hành Quyết định số 5905/QĐ-UBND về việc thu hồi GCNQSDĐ của hộ ông Lê Văn Bình với lý do “Cấp GCNQSDĐ là trái với quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ đường bộ theo Kết luận số 53/KL-TTR ngày 02/7/2013 của Thanh tra huyện Phổ Yên”.

Điều đáng nói là trường hợp hộ ông Lê Văn Bình không phải là cá biệt. Tại xóm Công Thương, xã Thuận Thành còn có nhiều trường hợp khác như hộ ông Nguyễn Văn Chung, hộ bà Hoàng Thị Liễu… cũng bị ép sai khi chính quyền địa phương cho rằng việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ này là trái với quy định của pháp luật (Kết luận số 53/KL-TTR ngày 02/7/2013 của Thanh tra huyện Phổ Yên).

Dư luận cho rằng, việc Thanh tra huyện Phổ Yên vào cuộc theo chỉ đạo của UBND huyện Phổ Yên chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi. Và dù vậy, nếu như kết luận của Thanh tra huyện Phổ Yên là hoàn toàn đúng thì việc làm đầu tiên của UBND huyện Phổ Yên sẽ phải là xem xét trách nhiệm của những cá nhân, tập thể đã thực hiện “Cấp GCNQSDĐ trái với quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ đường bộ”.

Đồng thời huyện không thể “ép” người dân lãnh hậu quả làm sai của cơ quan chức năng, bởi quá trình cấp GCNQSDĐ hoàn toàn do các cơ quan quản lý Nhà nước huyện Phổ Yên tham mưu và quyết định.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất