| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền và dân cùng đứng ngồi không yên

Thứ Ba 11/09/2012 , 09:17 (GMT+7)

Chưa bao giờ người dân ở khu vực Trà My (Quảng Nam) phải sống trong tâm lý bất an, sợ hãi như lúc này. Lòng dân rung chuyển theo những trận động đất liên tiếp xảy ra, và mỗi người đang cố tìm “kịch bản” để đối phó với tình huống xấu nhất.

Chưa bao giờ người dân ở khu vực Trà My (Quảng Nam) phải sống trong tâm lý bất an, sợ hãi như lúc này. Lòng dân rung chuyển theo những trận động đất liên tiếp xảy ra, và mỗi người đang cố tìm “kịch bản” để đối phó với tình huống xấu nhất.

>> Bên trong đường hầm thủy điện Sông Tranh 2

Người dân sống gần khu vực thủy điện rất lo sợ khi những trận động đất xảy ra.

Chúng tôi trở lại nhà ông Trần Văn Dự ở thôn 3A, xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My) – người từng bỏ khu tái định cư thuỷ điện Sông Tranh 2 quay về làng cũ sinh sống. Nhà ông Dự mấy ngày qua có nhiều người lui tới để nghe ngóng, chia sẻ nỗi lo về tình hình động đất xảy ra liên tiếp. Ông nói vui rằng khu vực đang sinh sống có địa thế cao nên nhiều người tập trung lại, nếu có sự cố gì thì cũng “không sợ”, còn nhà tái định cư trước đây không chắc lắm, lại ở vùng trũng thấp nên rất nguy hiểm. Nói vậy nhưng ông không thể giấu được nỗi sợ hãi trong lúc trò chuyện.

“Tôi và nhiều người không dám đi rẫy. Mình đang làm rẫy nếu lại xảy ra động đất, núi lở thì biết kêu ai? Người ta nói đập thuỷ điện Sông Tranh 2 chịu được động đất 5,5 độ (Richter), nhưng trận động đất hôm trước đã 4,2 độ rồi, còn chút xíu nữa là vượt sức của đập, sợ lắm! Không biết có còn trận nào lớn nữa không?”, ông Dự nói. Một người hàng xóm của ông Dự cho biết, hai trận động đất xảy ra gần đây diễn ra vào sáng ngày 7 và 8.9 khiến nhiều nhà dân, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã Trà Đốc bị nứt tường, hư hỏng. Mọi người bây giờ thấy người lạ là tụ tập lại để hỏi thông tin về động đất, về dự định sắp tới khi động đất tiếp tục xảy ra. Còn già làng Hồ Văn Dúi ở thôn 3A, xã Trà Đốc thì nói: “Mấy đêm nay mình mất ngủ vì sợ. Những đợt động đất trước xảy ra liên tiếp, cảm giác chao đảo đến bây giờ vẫn còn. Thanh niên ở đây bây giờ chiều đến không dám uống rượu nữa, ai cũng chuẩn bị tâm lý chạy thoát thân nên đâu dám say xỉn. Mình khuyên mọi người bình tĩnh nhưng ai cũng lo, động đất kiểu này thì bình tĩnh chi được”.

Rất khó lường

Tình hình động đất, như nhận định của nhiều chuyên gia, là rất khó lường. Có điều trong phương án phòng chống lụt bão huyện ký kết với công ty thuỷ điện Sông Tranh chỉ tập trung ở việc cung cấp thông tin chứ chưa thấy đề cập đến lực lượng và trang bị để triển khai ứng phó cứu hộ. Một số ý kiến cũng kiến nghị huyện cần làm việc với công ty thuỷ điện Sông Tranh, sớm cung cấp bản đồ ngập lụt khi xảy ra tình huống vỡ đập để lực lượng chức năng có thể chủ động chọn các điểm cao, không bị ngập để tập kết, chuyển dân đến nơi an toàn. Bởi đập thuỷ điện Sông Tranh 2 với khoảng 730 triệu m3 này gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người dân vùng hạ lưu.

Tường nhà ông Đinh Văn Diêu ở thôn 4, xã Trà Tân tiếp tục bị nứt rộng ra sau những trận động đất nối tiếp nhau. Căn nhà được ông xây ba năm trước từ nguồn hỗ trợ xoá nhà tạm của Nhà nước. Mấy ngày qua ông Diêu không dám ở trong nhà vì theo ông “công trình không đảm bảo chất lượng”. Ông và nhiều người phải dựng tạm chòi bạt để ở. Ông Diêu nói đây là cách tốt nhất để ứng phó với động đất.

Ngày 9.9, ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết vì lo sợ nên nhiều người dân tự chuẩn bị phương án riêng để đối phó với động đất. Dễ thấy nhất là nhiều người bắt đầu dự trữ lương thực, thuốc men, một số đã chuyển sang sinh sống ở nơi kiên cố hơn… Địa phương cũng có kế hoạch xây dựng phương án ứng phó với những tình huống xấu nhất, tuy nhiên phải đợi đến khi có kết luận của các chuyên gia bộ Khoa học và công nghệ đang làm việc tại địa phương và chỉ đạo của tỉnh Quảng Nam. Vẫn theo ông Phong, khi nào chưa có kết luận cụ thể về tình trạng động đất thì người dân chưa thể yên tâm mà lãnh đạo địa phương cũng khó thuyết phục, động viên họ.

“Tuy vậy, chúng tôi đã hình dung được những khu vực có địa thế cao, có thể sơ tán người dân nếu xảy ra tình huống xấu nhất như khu vực núi Chim, đồi truyền thanh (thuộc khu vực trung tâm huyện Bắc Trà My)… Thời gian qua, chúng tôi đã nỗ lực động viên nhân dân, nhưng nay cường độ và mật độ các trận động đất tăng lên thì cần sớm có phương án đối phó”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Thế Tài, bí thư huyện uỷ Bắc Trà My cho rằng phải xem lại quá trình xây dựng thuỷ điện Sông Tranh 2. Ông nói: “Công trình này tạo nên quá nhiều bức xúc cho địa phương. Sự cố rò rỉ nước ở thân đập chính khiến dân chưa hết lo lắng thì nay đến lượt động đất xảy ra liên miên khiến người dân càng mất ăn mất ngủ”.

Theo SGTT

Xem thêm

Bên trong đường hầm thủy điện Sông Tranh 2
Đập thủy điện Sông Tranh 2 hoạt động bình thường
Lại liên tiếp rung chấn ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2
Dự phòng ứng phó sự cố với thủy điện Sông Tranh 2
Động đất thủy điện Sông Tranh có thể lên 6,1 độ richter
Chi 50 tỉ đồng “vá” đập Sông Tranh 2
Quảng Nam sẽ đưa sự cố Sông Tranh 2 ra kỳ Quốc hội tới
Dân nhượng đất làm Thủy điện Sông Tranh: Mất đất và... mất tất!
Mời nhà thầu nước ngoài chống thấm Sông Tranh 2
Tiếp tục kiến nghị xem xét sự cố Thủy điện Sông Tranh 2
Tổng kiểm tra công trình thủy điện Sông tranh 2
Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 gấp 5 lần cho phép
Sẽ đặt trạm quan trắc động đất quanh thủy điện Sông Tranh 2
Vụ Thủy điện Sông Tranh 2: Lập phương án sơ tán dân
Xả cạn hồ thủy điện Sông Tranh 2 để xử lý thấm
Sẽ tổng kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2
Yêu cầu nhanh chóng xử lý triệt để chống thấm đập Sông Tranh 2
Đập Thủy điện Sông Tranh II được làm như thế nào?
Nước vẫn rò rỉ ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2
EVN khẳng định thấm nước ở Sông Tranh 2 đã giảm
Hiện tượng thấm ở đập thủy điện Sông Tranh là không được phép
''Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 do lỗi thiết kế''
“Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước là hiện tượng bình thường”
Đập thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt hay vẫn ổn định?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm