| Hotline: 0983.970.780

Chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Thứ Năm 26/10/2017 , 06:35 (GMT+7)

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 75/2015 ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng...

Ông Vũ Văn Tâm ở Đăk Lăk xin hỏi chuyên mục Luật sư của bạn về chính sách hỗ trợ khoán rừng, nhất là các hộ nghèo đang sinh sống trên vùng Tây Nguyên như ông hiện nay. Rất mong được luật sư quan tâm hướng dẫn rõ về đối tượng được hưởng cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán, người giao khoán rừng.

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Nghị định số 75/2015 ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giải đoạn 2015-2010 quy định về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng như sau:

1. Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:

a) Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;

b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý;

c) Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.

2. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:

a) Đối tượng: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.

Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừngvà Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.

b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.

3. Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:

a) Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;

b) Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.

4. Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối tượng rừng quy định tại Khoản 1 của Điều này thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

b) Lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này cho đối tượng nhận khoán.

Ngoài ra chính phủ còn trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy

Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp, nhưng tối đa không quá 7 năm.

Trên đây là những quy định chung về chính sách về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cũng như quyền lợi, trách nhiệm của người nhận khoán, người giao khoán. Ông nghiên cứu kỹ để thực hiện.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.