| Hotline: 0983.970.780

Chính sách chưa tương xứng với người khoanh nuôi, bảo vệ rừng

Thứ Năm 20/08/2020 , 10:59 (GMT+7)

Nhiều địa phương có rừng cho rằng mức hỗ trợ việc khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng hiện nay là rất thấp.

Hội nghị đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản do Bộ NN-PTNT tổ chức hôm nay (20/8). Ảnh: Lê Bền.

Hội nghị đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản do Bộ NN-PTNT tổ chức hôm nay (20/8). Ảnh: Lê Bền.

Ngày 20/8, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, đến nay, ngành lâm nghiệp đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, đã có hệ thống cơ chế, chính sách khá đồng bộ dành cho công tác khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng, nhất là hệ thống rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển…

Qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng, ca nhân trong công tác bảo vệ phát triển rừng, cải thiện sinh kế cho tổ chức, cá nhận nhận khoán bảo vệ phát triển rừng.

Đối với rừng sản xuất, cũng đã có nhiều chính sách cho công tác khuyến khích đầu tư vào trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng trồng như chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đối với trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn; trồng rừng khảo nghiệm; công tác khuyến lâm; cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình; hỗ trợ đầu tư và đặt hàng đối với các công ty nông lâm nghiệp; hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống; hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao; hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống, đường ranh cản lửa...

Mặc dù vậy, cơ mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng nhìn chung còn thấp. Đặc biệt chưa khuyến khích phát triển trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn… Nhà nước thiếu kinh phí nên trong thời gian qua, nguồn ngân sách chủ yếu ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với rừng sản xuất.

Đặc biệt, đối với các diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên không được khai thác, trong khi mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thấp, không đủ nên công tác quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các công ty lâm nghiệp nhà nước.

Chưa có chính sách thu hút, huy động các nhà đầu tư tư nhân vào sản xuất kinh doanh rừng. Thiếu chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất gỗ lớn, chính sách phát triển lâm đặc sản, cây trồng phân tán...

Đối với chính sách thu hút đầu tư về chế biến và thương mại lâm sản, một số chính sách chưa được triển khai trên thực tế như chính sách hỗ trợ vận chuyển sản phẩm gỗ sau chế biến do thiếu kinh phí hỗ trợ, khó đáp ứng được các điều kiện nhận hỗ trợ; chính sách tín dụng ưu đãi chưa được thực hiện rộng rãi đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ do sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ và lâm sản có lợi nhuận thấp, dễ gặp nhiều rủi ro, nên không có sức hấp dẫn phát triển, đặc biệt là tại các khu vực trung du, miền núi, vùng sâu, xa…

Hiện còn thiếu chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất gỗ lớn, chính sách phát triển lâm đặc sản. Ảnh: Công Hoàng.

Hiện còn thiếu chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất gỗ lớn, chính sách phát triển lâm đặc sản. Ảnh: Công Hoàng.

Để đảm bảo cơ chế, chính sách, nguồn lực cho công tác đầu tư bảo vệ, phát triển rừng, đầu tư chế biến ngành lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời gian trình dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản đến quý IV năm 2022.

Đồng thời, đề nghị Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2015 do Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính trình để tổ chức thực hiện từ năm 2021.

Tại hội nghị, nhiều địa phương kiến nghị cần tăng định mức đầu tư phát triển rừng sản xuất gỗ lớn; nâng mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng trong thực tế được thi công ở điều kiện rất khó khăn chính… Việc khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng nên đảm bảo tương ứng với công lao động họ bỏ ra trong năm, bởi mức hỗ trợ như hiện nay là rất thấp, trong khi đó không có các nguồn thu khác từ rừng…

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà máy chế biến gỗ rừng trồng, trong đó ưu tiên hỗ trợ nhà máy chế biến gỗ đồ mộc, đồ gia dụng, chế biến sản phẩm tinh chế xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến liên kết với chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC...

  • Tags:
Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.