| Hotline: 0983.970.780

Chính trị trên các dòng sông

Thứ Năm 18/07/2019 , 12:35 (GMT+7)

Mùa mưa ở Nam Á thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 mới dứt. Đây cũng là mùa lũ lụt và việc kiểm soát những dòng nước xiết từ thượng nguồn xuống hạ nguồn chưa bao giờ là dễ dàng.

Riêng ở lĩnh vực này, quan hệ Ấn Độ - Nepal vốn vẫn kiểu “ông nói gà, bà nói vịt” thì vài năm nay xấu đi nhanh hơn.

Người dân Ấn Độ dùng bè di chuyển trong những ngày lụt. Ảnh: Reuters.

Ấn Độ và Nepal chia sẻ đường biên giới mở trải gần 1.800km. Dọc chiều dài đó, hơn 6.000 con sông lớn nhỏ và luồng lạch hàng năm vẫn đưa nước từ Nepal xuống miền Bắc Ấn Độ. Ganges là con sông lớn nhất thuộc Ấn Độ nằm dọc biên giới hai nước. Vào mùa khô, 70% lượng nước của Ganges được các sông ngòi ở Nepal cần mẫn cung cấp.

Nhưng cứ đến mùa mưa, rắc rối lại phát sinh, bên này đổ cho bên kia và bên nào cũng giữ cái lý đến cùng. Mùa mưa năm nay đã được hơn 1 tháng, khoảng 100 người đã chết mà mất tích ở Ấn Độ, Nepal và Banladesh. Hơn 3 triệu người đã phải di tản để tránh lũ lụt. Thiệt hại nằm cả ở hai phía.

Có điều là vài năm gần đây, sự giận dữ bên phía Nepal đặc biệt tăng tần suất. Họ chỉ trích các công trình bán đập mà Ấn Độ xây dọc biên giới đã cản trở dòng nước tự nhiên. Năm 2016, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi lần đầu tiên cư dân hai bên biên giới xảy ra ẩu đả.

Chính quyền Nepal nói rằng có khoảng 10 công trình như vậy, thủ phạm làm ngập úng hàng nghìn ha đồng ruộng và đất ở.

Chính quyền Ấn Độ phản bác, nói đó chỉ là những con đường giao thông thông thường. Tuy nhiên, Nepal nói họ có bằng chứng đó là các hệ thống kè đập để bảo vệ làng mạc Ấn Độ khỏi bị ngập nước.

Gaur là trung tâm quận Rautahat ở miền Nam Nepal giáp Ấn Độ. Cuối tuần qua, Gaur bị ngập băng 3 ngày liên tiếp và chính quyền rất lo lắng về sự tức tối của dân chúng.

“Căng thẳng được tháo ngòi nổ khi Ấn Độ chịu sức ép và mở 2 cửa xả dưới một con đường - đập giúp nước được tháo đi”, Krishna Dhakal - cảnh sát trưởng quận Rautahat nói.

Ấn Độ và Nepal đã họp không ít lần để tìm giải pháp chung kiểm soát lũ lụt nhưng chưa có kết quả. Hồi tháng 5, trước mùa mưa lũ, hai nước đạt được nhận thức chung là “có sự tồn tại của các con đường - đập” đã và đang được xây dựng, tuy nhiên, cơ quan quản lý nguồn nước hai nước lại chuyển việc xử lý sang “kênh ngoại giao”. Từ đó đến nay, cơ quan ngoại giao Nepal bị dư luận trong nước phàn nàn là chưa đề cập vấn đề với đối tác Ấn Độ.

Bang Bihar ở đông bắc Ấn Độ là nơi thiệt hại nặng nề nhất. Từ đầu mùa mưa lũ đến nay, hơn 1,9 triệu người bang này đã phải sơ tán để đảm bảo tính mạng. Hai con sông lớn nhất là Kosi và Gandaki đều nằm ở bang này, và mỗi mùa mưa nó cùng trở nên hung dữ.

Ở thượng nguồn phía bên Nepal, các đập kiểm soát lưu lượng nước, phát điện và phục vụ tưới tiêu trên hai con sông này đều do Ấn Độ xây dựng và vận hành theo một thỏa thuận chung ký từ năm 1945 và 1959. Đập Kosi có 56 cửa xả và cứ đến cao điểm mùa mưa là bên Nepal lại chỉ trích Ấn Độ không cho mở để tháo nước, dẫn đến ngập úng. Năm nay không phải là ngoại lệ.

Còn Ấn Độ thì nói rằng Nepal không kiểm soát được nạn chặt phá rừng, khai thác hầm mỏ khiến cho tình hình lũ lụt vùng hạ lưu thêm trầm trọng. Với tình hình biến đổi khí hậu ngày một tác động tiêu cực, giới quan sát lo rằng vấn đề giữa hai nước sẽ càng thêm phức tạp.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm