| Hotline: 0983.970.780

"Chịu ơn" sinh vật ngoại lai: Để quyền lựa chọn cho nông dân

Thứ Hai 29/08/2011 , 09:51 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng tải loạt bài "Chịu ơn sinh vật ngoại lai", rất nhiều bạn đọc đã quan tâm, trao đổi ý kiến. Thực tế từ cơ sở, nhiều ý kiến khẳng định, con tôm thẻ chân trắng (TCT) đang từng bước xác lập vị thế quan trọng ở các vùng trọng kiểm nuôi trồng thủy sản.  

ÔNG TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, TỔNG THƯ KÝ VASEP: NĂM 2011, XK TÔM THẺ SẼ ĐẠT GẦN 1 TỶ USD

Các nước XK tôm lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc … đã chuyển mạnh sang nuôi TCT từ nhiều năm nay và họ đã có được chỗ đứng vững chắc, có thị phần lớn trên thị trường TCT thế giới. Hiện nay, TCT đang là một trong những mặt hàng thủy sản phổ biến trên thị trường thế giới. Nó đáp ứng được yêu cầu về tôm cỡ trung và cỡ nhỏ với giá cả phù hợp. Xét trên yếu tố nhu cầu, TCT là giải pháp tốt để bổ sung vào cơ cấu XK thủy sản Việt Nam.

Khoảng 2-3 năm trở lại đây, Việt Nam đã bắt đầu XK TCT. Lúc đầu, các DN chủ yếu sử dụng tôm nguyên liệu NK từ Trung Quốc. Sau đó, các DN bắt đầu thu mua TCT được nuôi ở miền Bắc, miền Trung và gần đây là ở miền Nam. Dù XK chưa lâu nhưng TCT Việt Nam đã thuyết phục được khách hàng nước ngoài. Các thị trường NK tôm đã chấp nhập mua TCT Việt Nam, từ cỡ nhỏ rồi tới cỡ trung, cỡ lớn. Ngay cả các thị trường trước đây chỉ mua tôm sú (tiêu biểu là Nhật Bản), giờ cũng chuyển sang mua TCT của Việt Nam nhằm thay thế dần cho con tôm sú vốn không ổn định về sản lượng và giá cao.

Về sự đa dạng trên thị trường, các sản phẩm từ TCT hiện không kém gì  tôm sú. Trước đây, TCT chủ yếu chỉ XK dưới dạng tôm lột cỡ nhỏ. Bây giờ, TCT đã được XK với nhiều sản phẩm như tôm xẻ, tôm luộc …, do đó đã đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của các nhà NK. Nhờ đó, giá trị XK TCT đang tăng khá nhanh. Năm 2010, xuất TCT đạt giá trị trên 400 triệu USD. Năm nay, ước tính XK tôm nói chung sẽ đạt 1,8-1,9 tỷ USD, trong đó, TCT sẽ đóng góp tới 50% giá trị, tương đương gần 1 tỷ USD.

Hiện nay, nhiều DN đã thành công trong việc nuôi TCT đạt kích cỡ lớn, 30-40 con/kg, thậm chí 25 con/kg. Chất lượng con giống TCT cũng đã cao hơn con giống tôm sú, thời gian nuôi ngắn, ít rủi ro hơn ... Với những ưu thế đó, cộng với nhu cầu cao từ thị trường thế giới, TCT xứng đáng là đối tượng bổ sung quan trọng nhất cho nguồn tôm nguyên liệu phục vụ XK tôm của Việt Nam. Vì thế, vấn đề hiện nay và trong thời gian tới là nên phát triển TCT theo lộ trình như thế nào để giữ được hiệu quả kinh tế, giá trị XK và giảm thiểu rủi ro, chứ không phải là cấm đoán. 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chi cục trưởng Nuôi trồng thủy sản Bến Tre: Hiệu quả không thua tôm sú 

Cho đến thời điểm này Bến Tre đã phát triển được 1.000 ha nuôi TCT. Hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân không thua con tôm sú và ưu điểm là dịch bệnh ít hơn con tôm sú. Bình quân 1 ha nuôi TCT thu khoảng 10 - 12 tấn, cá biệt có hộ nuôi đạt hơn 20 tấn/ha. Tổng vốn đầu tư bình quân khoảng 50 – 55 triệu đồng/ha, với giá bán bình quân 100.000 đồng/kg thì người nuôi vẫn thu lợi nhuận rất cao.

 Hiện tại Bến Tre cũng đã quy hoạch vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh ở huyện Bình Đại và bắt buộc những hộ nuôi phải thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ NN – PTNT. Đối với con TCT thì chu kỳ nuôi chỉ khoảng 2,5 tháng rất phù hợp cho việc nuôi tôm lấp vụ. Tuy nhiên, TCT là vật nuôi có điều kiện và địa phương đang tập trung theo dõi quá trình phát triển của TCT để kịp thời ứng phó.

Ông Nguyễn Văn Khởi, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng: Cứ hiệu quả kinh tế là họ làm

Tuy nghề nuôi tôm TCT hiện nay còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng đối với nông dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và nông dân ở nhiều tỉnh thành khác trong khu vực ĐBSCL nói chung thì giống thủy sản nào mang lại hiệu quả kinh tế thì họ áp dụng. Bằng chứng cho việc này là diện tích nuôi TCT của tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua liên tục tăng, nếu như ở thời điểm năm 2008, tỉnh Sóc Trăng chỉ có khoảng 161ha nuôi TCT thì giờ đây con số này tăng đột biến lên đến trên 1.500ha.

Ngành NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đang tính đến chuyện xin chủ trương đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng và giao thông để đáp ứng đầu vào và đầu ra cho TCT của tỉnh. 

Ông Võ Văn Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng): Tỷ lệ thiệt hại qua các năm đều giảm

Tôm TCT cho giá trị kinh tế rất cao, với thời gian nuôi ngắn (khoảng 60-75 ngày) là có thể thu hoạch và nông dân có thể thu hồi lại được nguồn vốn. Đặc biệt là giống thủy sản này tỷ lệ thiệt hại qua các năm đều giảm, ví dụ như tại Sóc Trăng trong mùa vụ năm 2008, thiệt hại là 13% nhưng đến năm 2010, chỉ số thiệt hại còn 7%. Hiệu quả kinh tế thấy rõ, do đó ngày càng có nhiều nông dân nuôi TCT thay cho con tôm sú ở những vùng nhiễm bệnh là điều dễ hiểu. 

Ths. Nguyễn Văn Trọng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu NTTS 2: Tôm thẻ chưa ảnh hưởng tới đa dạng sinh học

Tôm TCT có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện nay nó đã được nuôi ở hầu khắp các nước có nuôi tôm trên thế giới. Ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines …, nó đã trở thành đối tượng nuôi chính.

Thực tế nuôi TCT trong những năm qua ở nước ta cho thấy con tôm này phải nuôi ở hình thức công nghiệp, mật độ cao thì mới có hiệu quả kinh tế. Mà nuôi công nghiệp là không cho nước vào ra, do đó khả năng đào thoát của con tôm này từ các ao nuôi ra môi trường tự nhiên là rất thấp. Khi 1 sinh vật ngoại lai tác động tới đa dạng sinh học, nó phải xuất hiện trong môi trường tự nhiên và hình thành quần đàn tối thiểu.

TCT lại có chu kỳ sống ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mặt khác, con TCT có mức độ gia hóa cao nên khả năng sống sót ngoài tự nhiên khá thấp. Do đó, đến giờ chưa có ghi nhận nào về việc TCT hình thành quần đàn trong tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa ghi nhận bệnh taura xuất hiện trên con tôm sú cũng như các loài thủy sản bản địa khác. Nói tóm lại, ảnh hưởng của TCT tới đa dạng sinh học ở nước ta gần như chưa có.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải quan tâm, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển TCT và kiểm soát ngay từ khâu giống. Để sản xuất con giống TCT, nước ta vẫn đang phải nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài. Do đó cần phải tiến hành kiểm dịch đầy đủ với nguồn tôm giống bố mẹ nhập về, nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh ở nước ta.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm