| Hotline: 0983.970.780

Chịu thua... giá sữa!

Thứ Hai 27/12/2010 , 08:43 (GMT+7)

Trong lúc Chính phủ, các Bộ, ngành đang tìm mọi cách để đưa giá cả vào đúng "đường ray" của nó thì giá sữa luôn "phá bĩnh" tìm đường đi riêng. Bằng chứng là mặc cho các Bộ, ngành ra sức kéo lại, giá sữa vẫn tăng tốc chóng mặt trước sự bất lực của cơ quan quản lý giá cả.

Trong lúc Chính phủ, các Bộ, ngành đang tìm mọi cách để đưa giá cả vào đúng "đường ray" của nó thì giá sữa luôn "phá bĩnh" tìm đường đi riêng. Bằng chứng là mặc cho các Bộ, ngành ra sức kéo lại, giá sữa vẫn tăng tốc chóng mặt trước sự bất lực của cơ quan quản lý giá cả.

Một năm - 4 lần “leo thang”

Còn nhớ vào những tháng đầu năm 2010, rất nhiều hãng sữa khẳng định không tăng giá bán đến hết năm nay. Thế nhưng, thống kê sơ bộ của phóng viên, từ đầu năm đến nay, thị trường sữa đã có 4 lần “leo thang”.

Từ tháng 1, hầu hết các sản phẩm sữa bột ngoại trên thị trường đã thông báo tăng giá từ 7-10%. Tháng 2, các sản phẩm Friso của Cty Friesland Campina VN chính thức áp dụng bảng giá mới với mức tăng 8-10%. Tháng 7, nhiều hàng sữa công bố mức tăng giá từ 5-10% kể cả sữa bột và sữa nước. Mới đây nhất từ cuối tháng 11, thị trường sữa tiếp tục biến động khi có một số DN sữa ngoại thông báo giá sẽ tăng khoảng từ 3-10%. Cụ thể, giá một hộp sữa loại 180ml của các hãng sữa như Dutch Lady, Nutifood mới chỉ ở mức 4.700 – 4.900 đồng thì nay đều tăng lên từ 5.000 đồng/hộp - 5.400 đồng/hộp.

Hay như chủ đại lý sữa trên đường Khâm Thiên (quận Đống Đa) cho biết cách đây khoảng 1 tháng, giá một hộp sữa Enfalac A+ loại 400g dành cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi của Mead Johnson mới ở mức 160.000 - 165.000 đồng, loại 900g có giá từ 320.000 – 330.000 đồng.

Đến nay giá đã tăng lần lượt lên 168.000 và 342.000 đồng/hộp (có nơi còn tăng lên 348.000 đồng/hộp như siêu thị Intermex Bờ Hồ (địa chỉ 96 Trần Hưng Đạo, Hà Nội mà phóng viên đã khảo sát trong ngày 25/12). Cũng là dòng sữa của Mỹ, sữa Enfakid A+ loại 900g dành cho trẻ 3 tuổi trở lên cách đây 2 tháng chỉ có 240.000 đồng, nay lên mức 265.000 đồng. Tương tự giá sữa Similac Gain 2 của Abbott cũng tăng từ 210.000 đồng lên 224.000 đồng/hộp loại 900g. Sữa Gain Kid 4 loại hộp 400g và 900g có mức tăng 5.000 đồng lên lần lượt 155.000 đồng và 320.000 đồng/hộp. Các dòng sữa của Dumex cũng có mức tăng từ 5.000 – 10.000 đồng tùy loại.

Lý giải về việc tăng giá trên, theo các cửa hàng bán lẻ cho biết giá sữa tăng do chi phí vận chuyển, tỉ giá và chi phí nhân công tăng. 

"Bó tay" với các hãng sữa

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm trung bình vài trăm USD/tấn sau khi đạt đỉnh vào tháng 5 và đang đứng ở mức cao. Tuy nhiên, từ giữa tháng 7 tới nay, các doanh nghiệp sữa lại bước vào mùa tăng giá vẫn với lý do quen thuộc là tỷ giá tăng, giá nguyên vật liệu thế giới tăng. Nhằm hạn chế tình trạng các hãng sữa bột nhập ngoại tăng giá một các tùy tiện, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 122/2010, thay thế Thông tư 104/2008, quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá.

Nhiều hãng sữa cho biết, từ đầu năm 2011 sẽ điều chỉnh giá bán các sản phẩm do tỷ giá và nguyên liệu biến động mạnh. Dù giá bán chính thức của các hãng sữa hiện chưa tăng nhưng cuộc khảo sát nhanh của phóng viên NNVN ngày 25/12 tại một số siêu thị tại Hà Nội và các đại lý sữa thì giá bán lẻ nhiều mặt hàng này đã có sự biến động sớm từ hơn 1 tháng nay.
Tuy nhiên, trao đổi với NNVN ngày hôm qua 26/12, ông Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường quốc hội cho hay, giá sữa Việt Nam vẫn được coi cao hơn so với nhiều nước trên thế giới. Theo ông Vang, mổ sẻ nguyên nhân thì có nhiều, quan trọng nhất vẫn là sự can thiệp của nhà nước. Thế nhưng Thông tư 122 này không phù hợp với quản lý thị trường, không phù hợp với Luật Cạnh tranh nên sẽ không có tác dụng. “Điều này chính tôi đã có ý kiến nhiều lần nhưng không thấy có kết quả gì”- ông nói.

"Nhà nước cần đầu tư vào nghiên cứu thị trường về cơ cấu giá thành, thông số dinh dưỡng… của nhà sản xuất, sau đó thông tin lại cho người tiêu dùng. Đây là một bước cực kỳ quan trọng để tiến tới bình ổn giá sữa. Hiện nay người tiêu dùng thật sự hoang mang không biết đâu là thông tin chính nên rất cần có một khảo sát giá của một cơ quan chính thống" - ông Vang kiến nghị.

Dù chưa thể tường tận hết lợi nhuận của DN kinh doanh sữa, nhưng khó có thể chối cãi, các DN đang lãnh "khủng" từ thị trường "béo bở" Việt Nam. Và một khi, những giải pháp quản lí đưa ra chưa hữu hiệu, hẳn nhiên, người tiêu dùng sẽ lại phải tiếp tục hứng chịu liên hồi các đợt tăng giá sữa.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm