| Hotline: 0983.970.780

Chợ cá lớn nhất thế giới Tsukiji

Thứ Tư 21/04/2010 , 10:40 (GMT+7)

Xuất hiện từ thế kỷ 16, chợ cá Tsukiji là điểm du lịch lý thú tại Tokyo. Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới.

Xuất hiện từ thế kỷ 16, chợ cá Tsukiji là điểm du lịch lý thú tại Tokyo. Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới. Người Nhật ăn khoảng 80% số lượng cá ngừ bắt được trong vùng.

>> Thực phẩm sạch từ siêu thị đến ruộng dâu
>> Chuyện nên học ở xứ Phù Tang

Nhận hải sản từ 60 nước mỗi ngày

Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Quốc đảo này gồm 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng hàng ngàn đảo nhỏ xung quanh. Sống giữa đại dương nên nghề biển đánh bắt hải sản là nghề chính của nhiều cư dân xứ Phù Tang. Vì thế, những chợ cá nhỏ ở quốc đảo này rất nhiều, nhưng đầu mối trung tâm lại dồn về chợ cá Tsukiji.

Trong chuyến du lịch chợ cá của chúng tôi, nếu không có chàng sinh viên Jindaro đang học tại khoa Hải dương học ở Tokyo làm hướng dẫn, thì chúng tôi không thể nhiều về chợ cá Tsukiji.

Chợ hoạt động từ 11 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ chiều ngày hôm sau. Chúng tôi không được mục sở thị cái quang cảnh chuyển cá về chợ chuẩn bị cho phiên đấu giá. Jindaro say mê giới thiệu về chợ cá: Có từ thế kỷ 16 chuyên cung cấp lương thực thực phẩm cho kinh thành Edo (nay là Tokyo). Chợ lớn dần theo năm tháng và sự gia tăng dân số của Tokyo. Năm 1923, chợ đầu mối trong đó có Tsukiji đã được xây dựng lại sau trận động đất và trở thành chợ đầu mối của xứ Phù Tang.

Chuẩn bị cá đấu giá tại chợ đêm Tsukiji

Chợ nằm trên diện tích trên 220.000m2 với 1.677 gian hàng (trong đó có 929 gian hàng của những người bán cá trung gian), là chợ cá lớn nhất thế giới, hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài trong hành trình đến Tokyo thăm xứ Phù Tang. Việc tổ chức kinh doanh ở chợ cá Tsukiji rất chặt chẽ - hải sản phải qua ít nhất 3 lần mua bán trước khi rời khỏi cổng chợ. Có 7 Cty bán buôn lâu đời, được quyền mua trực tiếp từ các mối hàng về chợ Tsukiji để bán đấu giá cho người bán buôn cấp hai và một số bếp trưởng nhà hàng, các Cty chế biến thực phẩm bên ngoài chợ được cấp giấy phép.

Mỗi ngày có khoảng 17.000 chiếc xe tải ra vào chợ mỗi ngày, bình quân mỗi đêm chợ đầu mối, nhận hải sản từ các ngư trường của 60 nước trên thế giới cung cấp hơn 2.300 tấn hải sản trị giá khoảng 35 triệu USD, cung cấp khoảng 1/3 lượng hải sản cho toàn thị trường Nhật Bản. Nơi đây không bán lẻ, chỉ bán sỉ qua trung gian cho các thương lái đi khắp các đại lý, nhà hàng shushi lớn ở Nhật. Nếu so sánh có lẽ nó là nơi bán sỉ các loại hải sản rộng lớn gấp 7 lần chợ cá Rungis ở Paris (Pháp) và 11 lần so với khu chợ cá Fulton ở New York (Hoa Kỳ).

Điểm du lịch hấp dẫn

Jindaro cho biết, ở chợ cá đầu mối Tsukiji ước có tới 400 loài hải sản tươi sống, đông lạnh được chế biến tại đây từ con cá mòi bé xíu tới những con cá ngừ khổng lồ. Phiên đấu giá đầu năm của thị trường cá Nhật Bản được xem là quan trọng nhất, vì nó quyết định xu hướng và giá cả của thị trường trong cả năm.

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá hàng đầu thế giới, bình quân mỗi hộ gia đình tiêu thụ 41kg cá ngừ tươi và các sản phẩm từ cá ngừ mỗi năm. Phần lớn số cá ngừ được đưa vào các nhà hàng, bởi vì cá ngừ được xem là loại cá ngon và đắt tiền hơn các loại cá khác. Cá ngừ vây xanh là loại cá được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản, thường được dùng ăn sống trong các món Sushi hay Sashimi. Vì chúng tôi không được dự buổi đấu giá cá của chợ đêm, nên Jindaro kể với chúng tôi về buổi đấu giá đầu năm 2010 đầy ấn tượng.

Ở phiên đấu giá ngày 6/1, có một con cá ngừ vây xanh nặng 232 kg, đã được một nhà hàng sushi Hồng Kông và hai nhà hàng sushi ở Nhật Bản cùng chung mua với số tiền 16,28 triệu yên (tương đương 3,3 tỷ đồng), đây là giá cao nhất trong 9 năm qua. Các ngư dân tại vùng biển của đảo Honshu, một trong những đảo chính của Nhật Bản - nơi được biết đến có nguồn cá chất lượng cao, đã bắt được con cá ngừ vây xanh này. Phiên đấu giá đầu tiên của năm mới  2010 tại chợ cá Tsukiji, đã phá kỷ lục về số lượng cá ngừ nhiều nhất được đưa ra đấu giá với 570 con cá ngừ, đến từ nhiều nước, trong đó có Indonesia và Mexico.

Con cá ngừ vây xanh 232kg

Khoảng 8 h sáng, cá được chuyên chở đến các quầy xẻ thịt ở bên ngoài gần đó và sẵn sàng trên khắp các quầy để bán cho người bán lẻ…Lúc này chúng tôi được chứng kiến các tay thợ mổ cá chuyên nghiệp, họ dùng con dao dài hơn 1 thước, lưỡi mỏng xẻ đôi gọn ghẽ bằng một đường  cắt rất ngọt, không bầm dập  ra thành những khối thịt cá vuông vức, giống như những cục thịt bò ngoài chợ. Sau đó cá được cắt mỏng từng miếng nhỏ để trên bàn ăn để tạo ra món sashimi ưa thích và mắc tiền trên các bàn tiệc. 9h sáng chợ vẫn đông kìn kìn, tôi hỏi Jindaro và được biết hàng ngày, có khoảng 40000 người bán lẻ từ khắp nơi đổ về chợ Tsukiji mua cá cho các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng bán cá lẻ, nhà hàng đặc sản.

Chợ cá Stukiji có hàng ngàn gian hàng, hàng ngàn tấn hải sản chế biến tại đây, mà ở giữa chợ không khí vẫn trong lành, hầu như không có mùi tanh của thủy sản như ở các chợ, bến cá của Việt Nam, thế nên chợ cá cũng là điểm du lịch lý thú khi du khách đến với thủ đô Tokyo của xứ Phù Tang.

Chúng tôi rất lạ khi thấy mỗi gian hàng nhỏ đều trang trí những búp bê giấy daruma, những cây cào tre dán biểu tượng. Tò mò hỏi, Jindaro cho chúng tôi hay, đó là biểu tượng cầu may mắn, còn những bức tượng nhỏ là tượng thần Ebisu - thần lộc, Daitoku - thần phù hộ người bán hàng, ở chợ Tsukiji còn có ngôi đền chung thờ thần trông coi chợ, cũng là vị thần trông coi các bếp ăn gia đình. Chợ Tsukiji đóng cửa từ 13 giờ chiều để rồi lại mở cửa sáng đèn vào lúc 23 giờ đêm, khi những quán ba ở đường phố Ginza sầm uất vừa đóng cửa.  (Hết)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm