| Hotline: 0983.970.780

Chớ chủ quan với căn bệnh phổ biến ở phụ nữ Việt

Thứ Bảy 26/10/2019 , 13:10 (GMT+7)

Ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất đối với phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em phụ nữ không biết đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đến khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thành công không cao.

Phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi cao

Theo thống kê của năm 2018, mỗi năm ở nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỷ lệ 9,2%). Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.

ung-thu-vu221342632
Ảnh minh họa.

Chính vì vậy, theo PGS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Bởi, sự tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới.

Đặc biệt, theo PGS Thuấn, phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích)… do đó, chất lượng điều trị đã được cải thiện đáng kể.

“Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm”, PGS. Thuấn nhấn mạnh. Theo đó, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Do đó, việc chị em tự khám vú (đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất sau kỳ kinh nguyệt) là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Với những gia đình từng có người thân bị ung thư vú thì khả năng di truyền rất cao, do đó việc tầm soát càng phải được thực hiện sớm, thường xuyên.

Theo PGS Thuấn, ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Các chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng. Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán.

Đầu tiên là sờ thấy đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường. Nặng hơn, chị em có thể xuất hiện chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia, lúc này xuất hiện hạch nách hoặc hố thượng đòn. Đáng lưu ý, chu kỳ kinh nguyệt người bệnh sẽ bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện, xuất huyết hoặc chảy dịch âm đạo bất thường, đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu.
 

Hay gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi

Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường. Ngoài ra một số trường hợp mắc ung thư vú do mắc các bệnh lý về tuyến vú như xơ vú, áp - xe - vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.

“Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh. Hay phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone”, PGS Thuấn cho hay.

Ông cũng nhấn mạnh, người mắc bệnh béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, các bác sĩ chuyên ngành lưu ý, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh.

Chị em nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: có một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả là cách ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả.

Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích… chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú; Hạn chế đồ uống có cồn: việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú vì lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào. Do đó chúng ta cần hạn chế rượu bia, đồ uống có ga.

“Để phòng ngừa ung thư vú, chị em cần tránh hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá thụ động. Đặc biệt chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư để có thể phát hiện bệnh điều trị kịp thời”, một lần nữa PGS. Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

(Kiến thức gia đình số 43)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm