| Hotline: 0983.970.780

Chợ gà gáy giáp biên

Thứ Tư 07/10/2020 , 07:10 (GMT+7)

Cả khu vực chợ chỉ nhộn nhịp vào lúc 4 giờ sáng, đến khi mặt trời vừa ló rạng thì cảnh chợ lại như người rơi vào trạng thái ngủ.

Một phụ nữ với chiếc xe hàng như một chùm nho.

Một phụ nữ với chiếc xe hàng như một chùm nho.

Một chiếc xe máy thì thường chở được bao nhiêu bao hàng? Một bao đặt trước, 2 bao phía sau và thêm vài túi nhỏ. Nhưng xe máy chở hàng ở chợ biên giới Tịnh Biên, tỉnh An Giang thì “cõng” hàng ở con số phi thường - 60 đến 100 túi hàng nông sản.

Loại xe thùng 2 bánh thì còn khủng khiếp hơn. Cứ vào lúc mờ sáng, chợ lại nhộn nhịp chuẩn bị đưa hàng nông sản sang Campuchia. Cách thức chất hàng, chở hàng của giới buôn bán ở đây thật đáng nể.

Xe máy gánh ô tô

Mờ sáng, trong cái lạnh của sương giá buổi ban mai, bãi chứa hàng Đông Dương (Công ty TNHH đầu tư Đông Dương) thấp thoáng ánh đèn, nhộn nhịp tiếng người chuẩn bị đưa hàng nông sản sang Campuchia bằng các phương tiện vận tải thô sơ.

Ở khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, bãi chứa hàng Đông Dương là một hình thức chợ biên mậu để đưa hàng hóa sang biên giới. Khu vực này còn có bãi Hòa Thắng; một kho ngoại quan kết hợp kho xăng dầu của Công ty Cổ phần DSG Logistics.

Cả khu vực chợ chỉ nhộn nhịp vào lúc 4 giờ sáng, đến khi mặt trời vừa ló rạng thì cảnh chợ như người rơi vào trạng thái ngủ.

Một chủ hàng cho biết, hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thô sơ thì thủ tục qua lại cửa khẩu của cả 2 bên đều đơn giản hơn so với xe container. Chính vì vậy, xe thô sơ phải “cõng” việc của xe ô tô vận tải.

Mỗi xe máy phải cố gắng chở cho được tối đa là 70 - 100 bao hàng, thùng hàng. Cứ phải treo, đeo, gác, chồng… càng nhiều càng tốt. Vì xe chở nhiều hoặc chở ít thì khi qua biên giới vẫn được tính là 1 chuyến hàng. Có những xe hàng khi nổ máy rồi thì không dừng lại, vì dừng lại thì phải có người đẩy mới nhích được để lấy đà.

Ở miền xuôi, một người chạy xe gắn máy chở hàng chỉ “cõng” được tối đa là 3 bao hàng và treo thêm vài túi hàng nhỏ ở 2 bên. Nhưng nếu lên cửa khẩu Tịnh Biên, để làm nghề chở hàng thì phải lắc đầu chào thua. Một chiếc xe máy chở hàng nông sản từ Việt Nam sang Campuchia được độ chế thêm pa ga, nhiều càng, nhiều móc, nhiều giá thì càng tốt.

Tôi bắt đầu đếm số lượng hàng của một người chở hàng tên Hải. Trước tiên, anh treo 4 giỏ tre chở hàng ở 2 bên. Phía ngoài được anh treo 12 thùng đựng hàng. Chiếc xe tiếp tục “cõng” thêm 2 túi hàng ở phía sau và 3 túi hàng ở phía trước.

Có những chiếc xe máy còn chở lượng hàng hơn cả xe anh Hải. Có khoảng 12 bao cam tươi được treo trên móc xe, phần phía sau. Phía ngoài các bao cam là vô số túi đựng chanh tươi. Trên đống hàng này còn lèn chặt các thùng bìa các tông đựng trái cây.

Nhìn tổng thể thì chiếc xe này trông giống như một chùm nho và chiếc xe máy ẩn sâu trong chùm nho, giống như chiếc cành nhỏ xíu cho những trái nho lủng lẳng đeo bám.

Siêu xe "bò"

Từ khu vực bãi chứa hàng Đông Dương đến cửa khẩu và qua biên giới chỉ hơn 1km. Hàng hóa hàng ngày được xe ô tô chở đến bãi. Và từ bãi sang biên giới được các chủ hàng áp dụng cách thức vận chuyển theo kiểu nông dân. Đó là không cần phải gọi xe ô tô, mà chỉ cần thuê mướn những nông dân đang nhàn hạ việc đồng áng tham gia vận chuyển.

Mỗi siêu xe "bò" chở được bao nhiêu? Lướt qua thì không thể tính được. Riêng 2 bên phần thân, nằm ngoài thùng xe đã cõng 80 thùng hàng và 40 bao cam. Đúng 6 giờ sáng, barie cửa khẩu được nâng lên. Người lái xe phải đạp chân lên gần đầu xe để chiếc xe khỏi bốc đầu khi qua cửa khẩu.

Bên cạnh đó cũng có những người chuyên làm nghề vận chuyển bằng thùng kéo.

Tôi từng đến một số cửa khẩu ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, nhưng chưa nhìn thấy nơi đâu có chiếc xe "bò" chở hàng to và vui mắt như ở cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.

Đó là một thùng xe 2 bánh, chiều ngang rộng khoảng hơn 3m, chiều dài khoảng hơn 4m, thùng xe 2 bánh và động lực kéo là một chiếc xe gắn máy.

Chiếc xe này rõ ràng là khá lép vế, khi công suất hơn 200 phân khối, nhưng phải kéo một thùng hàng cần một đầu máy có công suất 2.000 phân khối để kéo. Hình ảnh này khá độc đáo với người một lần đến tham quan cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.

Mọi người sẽ ồ lên ngạc nhiên khi thấy cảnh chiếc xe máy chật vật khởi hành để lấy đà. Chiếc xe gầm rú, nhưng 2 bánh của xe thùng vẫn không nhúc nhích. Chiếc xe bốc đầu lên trời, giống như chú ngựa bất kham, định tung vó để ném người chủ xuống đất. Nhưng rồi chiếc xe thùng ì ạch kia cũng chỉ nhúc nhích vài cm.

Siêu xe bò qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên

Siêu xe bò qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên

Rồi một chiếc ô tô Hyundai 5 tấn được điều đến. Sợi dây cáp móc từ ô tô với đầu siêu xe bò. Tới lúc đó, bánh chiếc xe bò mới lăn được và xe bò ra khỏi bãi hàng Đông Dương, hướng về khu vực cửa khẩu.

Khi xe lên đến đường nhựa thì thủ tục ô tô kéo xe bò chấm dứt. Siêu xe bò nếu dừng lại và muốn đi tiếp thì có người đẩy thùng, nhưng chiếc xe bốc ngược đầu lên trời, gầm rú ga bởi đang gánh trọng lượng lên đến vài tấn. Chiếc xe máy thường phải dồn số 1, số 2 để di chuyển lấy đà. Vì vậy có một can nhựa đựng nước, luồn dây rót tí tách xuống lốc máy để giảm nhiệt cho chiếc máy bé xíu như chú thỏ, nhưng phải kéo thân xác của một con trâu.

Kinh tế biên mậu

Ngày 31/10/2018, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và Đề án “Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu của các đề án này nhằm phát huy lợi thế về hạ tầng cửa khẩu, tài nguyên và vị trí địa lý của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng hóa có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là nhóm hàng nông, thủy sản.

Mặc dù không có nhiều xe container chở hàng qua biên giới như một số cửa khẩu tuyến Việt Nam – Trung Quốc, nhưng những chiếc xe máy, siêu xe "bò" chở hàng nông sản qua Campuchia cũng là tín hiệu vui cho hoạt động giao thương.

Tỉnh An Giang có đường biên giới tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo, Vương quốc Campuchia, tổng cộng 5 cửa khẩu, gồm 2 cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương; 2 cửa khẩu chính: Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông và 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai. Thương mại biên giới trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của vùng và cả nước vào thị trường Campuchia và tiến tới thị trường các quốc gia Asean.

  • Tags:
  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Bố trí đất, xây nhà ở cho người dân sau bão lũ

YÊN BÁI Hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng trong bão số 3 ở huyện Trấn Yên đang được xây dựng, sửa chữa đồng loạt để giúp bà con ổn định cuộc sống, đón Tết yên vui.