| Hotline: 0983.970.780

Cho thuê đất ở Bình Thuận: Bên trọng bên khinh?

Thứ Tư 24/03/2010 , 08:00 (GMT+7)

Người sử dụng ổn định 17 năm bị đẩy đi dẫn đến khánh kiệt, nhường cho người khác...

Khu đất DNTN Xuân Phát đang sử dụng ổn định, bị cưỡng chế thu hồi giao cho DN khác nhưng nay vẫn bỏ không.

Một hộ gia đình thuê đất công để kinh doanh dịch vụ du lịch, sử dụng đất ổn định đến 17 năm, bất ngờ chính quyền thu hồi lại để giao cho một dự án du lịch khác, đẩy gia đình này đến chỗ khánh kiệt..

Ngày 30/12/2009, chính quyền TP Phan Thiết ra lệnh cưỡng chế DNTN Xuân Phát đang ăn nên làm ra, nhờ vào kinh doanh nhà hàng và nhà trọ trên diện tích 1.000 m2 đất nằm cách bờ biển khoảng 30 - 50 m để giao cho dự án Hoàng Gia đầu tư du lịch, đến nay đã gần 3 tháng nhưng cảnh tượng hoang tàn đổ nát còn đó, DN Hoàng Gia vẫn chưa triển khai hoạt động trên đất được giao, trái lại vợ chồng ông Xuân Phát mất chỗ làm ăn nên cùng 3 đứa con dắt díu nhau cất chòi tạm ở sát bờ biển sống qua ngày.

Trước đó, vào tháng 3/1992, ông Lương Triệu Xuân (KP14, Phường Mũi Né) làm đơn xin UBND phường khai thác khu đất 1.000 m2 bãi sau Gành vốn còn hoang sơ với mục đích xây dựng quán ăn bán cho lao động biển. Năm 1995, hiện tượng nhật thực xuất hiện lần đầu tại Bình Thuận, du khách trong và ngoài nước đổ về đây ngày càng nhiều, do đất nằm sát biển nên trở thành đắc địa, ông Xuân chuyển sang phát triển ngành nghề dịch vụ du lịch.

7 năm sau, ngành du lịch địa phương phát triển lớn mạnh, UBND TP Phan Thiết có quyết định cho ông Xuân được thuê đất 5 năm, nhưng phòng địa chính thành phố lại ký duy nhất hợp đồng 1 năm (từ ngày 6/8/2003 đến ngày 31/12/2004). Nhưng từ năm 2005, Phòng Địa chính “quên” không làm hợp đồng, trong khi ông Xuân vẫn cứ thực hiện nghĩa vụ đóng tiền thuê đất cho BQL.

Bất ngờ 4 năm sau, ngày 12/12/2008, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định thu hồi đất đã cho ông Xuân thuê để giao cho dự án Hoàng Gia do bà Nguyễn Thị Sáng làm chủ đầu tư, mà không cần biết hộ ông này chuyển thành DNTN Du lịch Xuân Phát từ tháng 7/2007, đã đầu tư vào đây hàng tỷ đồng để kinh doanh ăn uống và xây dựng nhà trọ.

Về mặt lý, điều này không sai bởi đất nhà nước cho thuê thì lấy lại lúc nào mà chẳng được, nhưng về mặt tình rõ ràng hoàn toàn không ổn, bởi giải thích thế nào khi chính quyền địa phương tỏ ra quá “sốt sắng” khi lấy lại đất từ DNTN này để giao cho DNTN khác mà hoàn toàn không cứu xét đến việc hỗ trợ công khai phá của người dân?

“Gia đình tôi thuê và khai hoang sử dụng đất ổn định đến nay là 17 năm, đáng lẽ chính quyền thu thì tôi phải là người được ưu tiên thuê lại, hơn nữa tôi là người dân địa phương. Thế mà, trong chuyện hỗ trợ đền bù, chính quyền phó mặc cho bà Sáng đứng ra thương thảo, nhưng bà này không ra mặt mà chỉ liên hệ qua điện thoại đề nghị hỗ trợ 70 triệu đồng. Tôi không chấp nhận, không đồng ý giao đất cho bà Sáng thì chính quyền TP Phan Thiết tổ chức cưỡng chế”, ông Xuân cho hay.

Khi chúng tôi liên hệ với UBND TP Phan Thiết để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thì được hướng dẫn lên hỏi tỉnh, bởi “tỉnh chỉ đạo”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.