| Hotline: 0983.970.780

Chôm chôm nghịch vụ được giá, nhà vườn phấn khởi

Thứ Tư 21/11/2018 , 14:15 (GMT+7)

Năm nay, đầu vụ giá chôm chôm khá cao, theo các thương lái giá chôm chôm cao hơn cùng kỳ năm ngoái, khoảng vài nghìn đồng/kg.

13-55-11_thuong_li_mu_chom_chom
Thương lái đang thu mua chôm chôm tại vườn

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hân, một thương lái thu mua chôm chôm ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang thu mua chôm chôm tại các vườn của xã Bình Hòa Phước, cho biết: “Chôm chôm đầu vụ năm nay có giá khá cao. Hôm nay, tôi mua chôm chôm Java giá 20.000 đồng/kg, chôm chôm Thái giá 30.000 đồng/kg, giảm so đầu vụ từ khoảng 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì giá chôm chôm năm nay “nhỉnh hơn” năm ngoái khoảng 3.000-4.000 đồng/kg”.

Đang thu hoạch 500kg chôm chôm Thái, bán với giá 30.000 đồng/kg, ông Huỳnh Văn Dảnh (ông Sáu Dảnh, 70 tuổi) ở ấp Bình Hòa 2, (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) vui vẻ nói: “Năm nay, tiết trời thuận lợi tỷ lệ đậu trái khá. Ước sản lượng 6 công chôm chôm Thái nhà tôi cho thu hoạch hơn 10 tấn. Nếu từ đây đến Tết, giá ổn định từ 20.000 đồng/kg trở lên thì trừ chi phí cũng còn lời gần 200 triệu đồng”.

Còn trước đó vài ngày, ông Võ Thanh Trang, cùng ngụ ấp Bình Hòa 2, vừa mới thu hoạch xong 3 công chôm Java phấn khởi: “3 công Java nhà tôi năm nay hái hết được 10 tấn. Tôi hái lai rai mấy chuyến đầu được 30.000 đồng/kg, mấy chuyến cuối giảm còn 20.000-22.000 đồng. Năm nay, lợi nhuận được khoảng 60%”. Còn 2 công Java đang cho nụ lớn, khoảng 5 tuần nữa mới cho thu hoạch.

Ông Trang giải thích, “những năm gần đây, để tránh thừa hàng dội chợ nên đa số bà con ở xã BÌnh Phước đều xử lý ra bông “né” nhau và cũng không đồng loạt trên mảnh vườn của mình, để lỡ rơi vào thời điểm rớt giá cũng còn có cái mà gỡ lại”.

Theo kinh nghiệm làm vườn gần 50 năm của ông Sáu Dảnh thì vụ nghịch của hầu hết trái cây, trong đó có chôm chôm đều rơi vào dịp trước Tết Nguyên đán, còn vụ thuận thì thường rơi vào khoảng các tháng mùa hè. Bởi vì để trái cây ra hoa và đậu trái thì thời tiết phải thích hợp. Mùa xuân, tiết trời ấm áp cây ra tự nhiên, dễ đậu không cần phải xử lý. Còn vụ nghịch mưa nhiều, thời tiết không thuận lợi cho ra hoa, đậu trái, nhà nông phải xử lý bằng các kỹ thuật như ngăn nước, đậy màng phủ nông nghiệp hay thuốc kích thích ra hoa. Vì kỹ thuật khó, lại phải phụ thuộc nhiều vào khâu nước, tiết trời nên tỷ lệ đậu trái mỗi năm mỗi khác nhau. Ít nhiều phụ thuộc vào kinh nghiệm xử lý của người trồng. Để cây chôm chôm năm sau không bị mất sức cho năng suất tốt thì nhà nông sau khi thu hoạch thì phải tạo táng cây lại, tỉa bỏ lá già chứa mầm bệnh, tích cực theo dõi các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng để cây cho năng suất tốt.

Ảnh: M.Đ

Theo ông Nguyễn Ngọc Nhân, Giám đốc HTX Chôm chôm Bình Hòa Phước thì cũng như bà con bên ngoài, 100% thành viên của HTX cũng đều sử dụng kỹ thuật canh tác nghịch vụ trên cây chôm chôm, ông Nhân cho biết: “HTX đang thu hút 42 thành viên tham gia sản xuất với diện tích 22,5 ha.

Hiện nay, thành viên trong HTX sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn Global GAP, xuất khẩu ra thị trường EU, Trung Quốc,… nên giá bán của các thành viên cũng cao hơn bà con bán xô tiêu thụ nội địa từ 5.000-10.000 đồng/kg tùy thời điểm. Ước doanh thu nay của tất cả thành viên của HTX khảng 12 tỷ đồng, lãi khoảng 8,5 tỷ đồng sau khi trừ các chi phí, bình quân mỗi ha thu nhập của thành viên đạt khoảng 370 triệu đồng.

Tuy nhiên, thành viên HTX phải tuân thủ quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu hết sức nghiêm ngặt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn về dư lượng thuốc BVTV. Hiện HTX cũng đang tiến hành đăng ký mã code cho từng thành viên của HTX để làm thủ tục xuất hàng sang thị trường Hoa Kỳ”.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm