| Hotline: 0983.970.780

Chọn đất và phân bón hữu cơ - Yếu tố quyết định trong trồng bưởi

Thứ Tư 23/06/2010 , 11:55 (GMT+7)

Bị vây chặt tứ bề là cao su nhưng vườn bưởi Thanh Thủy ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, Bình Dương vẫn sung sức, không nấm bệnh và xum xuê quả ngọt...

Bị vây chặt tứ bề là cao su nhưng vườn bưởi Thanh Thủy ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, Bình Dương vẫn sung sức, không nấm bệnh và xum xuê quả ngọt. Thu nhập từ vườn bưởi này có giá trị khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm, gấp 10 lần cao su, cây “thời thượng” hiện nay ở miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Bí quyết của Thanh Thủy chỉ là kỹ thuật cho bưởi ra nhiều lứa trên nền phân hữu cơ cao. Mỗi năm Thanh Thủy bón cho bưởi 3 đợt phân hữu cơ vào thời điểm trước lúc làm trái cho lứa tới, mỗi đợt 100 kg/gốc, đấy là chưa kể các đợt bón phân amino axít qua lá được chiết xuất từ trùn quế.

So với các cây trồng khác, bưởi thuộc loại cần nhiều hữu cơ vì bộ rễ ăn nổi, chịu úng kém. Chính đặc điểm này đã đưa đến nguyên tắc trong việc chọn đất, đấy là đất trồng bưởi phải có kết cấu tốt, thoáng khí. Theo nghiên cứu của Tây Ban Nha thì bưởi thích hợp với đất có tỷ lệ sét 15-20%, Li mông (bùn) – 15-20%, cát mịn – 20-30%, cát thô – 30-50%. Đối chiếu với thực tế thì đấy là đất pha cát, đất phù sa. Có lẽ vì vậy mà các vùng bưởi ngon nổi tiếng trên cả nước đều gắn với phù sa của một con sông như Chợ Lách – Sông Tiền, Tân Triều – sông Đồng Nai, Phúc Trạch – sông La, Đoan Hùng – sông Hồng… Rễ bưởi ăn nổi và sẽ ngưng sinh trưởng phát triển khi tỷ lệ ô xy trong đất dưới 1,2 – 1,5%, bởi vậy cũng không được chọn đất có mực nước ngầm quá cao, nếu thấp như ĐBSCL thì phải lên liếp, mặt liếp phải cao ít nhất là 1 m so với mặt nước.

Cùng là cây có múi, á nhiệt đới, cũng được phân bố rộng từ xích đạo đến vĩ tuyến 42 nhưng bưởi lại tỏ ra ưa nền nhiệt độ cao hơn cam quýt. Quan sát thấy thời gian từ khi ra hoa đến chín ở các tỉnh phía Bắc dài hơn Nam bộ. Bưởi cũng không chịu độ cao, cứ lên cao 100 m thì thời gian từ ra hoa đến chín kéo dài thêm 1 tuần. Những giống có ruột đỏ thì trồng ở Nam bộ có màu đẹp hơn.

Trở lại vườn bưởi của Thanh Thủy ở Bình Dương nói trên, nhà vườn điều khiển cho bưởi thu hoạch vào 3 thời điểm chính, tháng 5, tháng 8 và Tết Nguyên đán. Với gốc bưởi 9 năm, sản lượng quả tổng cộng khoảng 250 – 300 quả/gốc, trọng lượng trung bình đạt khoảng 1,3 - 1,5 kg/trái.

Với mức đầu tư lên đến gần 1 triệu tiền phân hữu cơ/gốc/năm, doanh số mỗi gốc bưởi đạt bình quân 6 triệu, tỷ lệ đầu tư chỉ vào khoảng 15% cũng không phải là quá cao. Tuy nhiên Thanh Thủy làm được điều kỳ diệu trên nhờ Thanh Thủy có đến 5 trại gà và 2 trại nuôi trùn. 2 loại phân này thường được bón thay đổi xen kẽ nhau.

Tất nhiên không phải ai cũng có điều kiện như Thanh Thủy nên việc sử dụng phân hữu cơ công nghiệp là chuyện đương nhiên. Trong sản phẩm của nhiều nhà sản xuất phân hữu cơ, chúng ta có thể tham khảo quy trình bón phân hữu cơ cho bưởi của phân HUMIX như sau:

1. Trồng mới: Bón lót phân gà xử lý HUMIX 1,5kg đến 2kg/hố.

2. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Bón giai đoạn cây từ 1 đến 3 năm tuổi, phân bón được chia làm 3 đến 5 đợt trong năm, bón xen kẽ giữa phân gà xử lý Humix và phân hữu cơ sinh học Humix 1-1,5 kg/gốc/lần.

3. Giai đoạn kinh doanh:

- Sau thu hoạch: 2 kg phân hữu cơ sinh học HUMIX CD cây có múi/gốc.

- Giai đoạn phân hóa mầm hoa: 400gr phân lân cao cấp Plantfeed kết hợp với 2kg phân hữu cơ sinh học HUMIX CD cây có múi. Giai đoạn này nên bón trước khi ra hoa một tháng sau đó tưới nước thấm đều để giúp cây bưởi ra hoa đồng loạt.

- Giai đoạn nuôi trái: Phân hữu cơ sinh học HUMIX CD cây có múi: 2,5kg/cây.

Ngoài ra, Humix còn có nhiều sản phẩm phân lỏng xử lý đất và phân bón lá chất lượng cao giúp cho da bưởi bóng đẹp, bưởi có hương vị đậm đà.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm