| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 25/06/2018 , 06:20 (GMT+7)

06:20 - 25/06/2018

'Chồng chỉ có một, nhưng các cháu chưa biết bơi thì hàng ngàn'

Tin bà Trần Thị Kim Thia (Sáu Thia), quê xã Hưng Thanh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được BBC chọn là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu, đã khiến dư luận xôn xao, nhưng không một ai ngạc nhiên, mà tất cả đều tỏ lòng ngưỡng mộ.

Bởi hơn 20 năm qua, người phụ nữ hiện 61 tuổi này đã toàn tâm toàn ý dạy bơi cho các cháu nhỏ trong vùng. “Hồ bơi” của bà cực kỳ đơn giản, chỉ là mấy chiếc cọc tre quây một quãng sông, bên trong căng lưới cước.

Hồ bơi của bà Sáu Thia chỉ là những cọc tre cắm xuống sông và dùng lưới bao quanh (Ảnh: Dân trí)

Mỗi điểm bơi có khoảng 30 cháu ở độ tuổi từ 5 đến 15, được chia làm 3 tốp. Mỗi tốp 10 cháu, mỗi buổi học kéo dài 90 phút. Mỗi khóa học kéo dài 15 ngày. Nhưng do bà dạy một cách bài bản, đúng kỹ thuật, nên hầu hết các cháu đều biết bơi chỉ sau 4 đến 5 buổi học. Thời gian dạy bơi là trước khi lũ về khoảng 1 tháng, nhằm mục đích “khi lũ về thì bọn trẻ đã biết bơi rồi, không sợ bị đuối nước”. Các cháu theo học rất đông, mỗi tháng có tới cả trăm đứa.

Nếu thu học phí, chỉ cần mỗi cháu 100 ngàn đồng một khóa thôi, thì bà đã có nguồn thu khá lớn rồi. Nhưng bà không lấy một đồng học phí. Nhiều phụ huynh mang tiền đến cảm ơn bà, nhưng bà đều nhất quyết từ chối. Ngoài thời gian dạy bơi, bà đi bán vé số nuôi thân. Chỗ ở của bà chỉ là một căn lều trống hơ trống hoác, nhưng tấm lòng của bà đối với các cháu nhỏ thì lúc nào cũng như bát nước đầy. Tháp Mười là vùng đất có nhiều kênh rạch chằng chịt nhất nước, vì vậy mà nhu cầu dạy bơi để tránh cho các cháu khỏi bị đuối nước càng trở nên cấp thiết. Hơn 20 năm qua, với sự dạy dỗ của bà, hơn 2.000 cháu bé đã được cấp chứng chỉ đạt chuẩn biết bơi.

Bà Sáu Thia dành toàn tâm toàn ý dạy bơi cho các cháu, chỉ vì một lý do rất đơn giản: “Mỗi khi đài báo đưa tin nơi này, nơi kia có trẻ con bị đuối nước, là lòng dạ tôi lại đau như cắt. Nghĩ tới các cháu nhỏ ở vùng lũ này, tôi không thể khoanh tay đứng nhìn được”. Bà Sáu Thia sống độc thân, hỏi sao không lấy chồng, bà thật thà đáp: “Hồi tôi mới mở lớp dạy bơi, cũng có mấy người hỏi cưới. Nhưng tôi đều từ chối. Bởi lấy chồng, sinh con, thì phải có trách nhiệm lo cho chồng, cho con, không thể dành hết thời gian, tâm sức để dạy bơi cho các cháu được. Chồng chỉ có một, nhưng các cháu chưa biết bơi thì hàng ngàn”.

Những lời nói hết sức mộc mạc, chân thực đó của bà đã khiến không ít người dân cảm động và cảm phục. Chính quyền địa phương đã dành cho bà những đánh giá rất trân trọng: “Bà Thia dạy bơi rất hiệu quả, được phụ huynh tin tưởng, các cháu yêu quý. Bà dạy rất đúng kỹ thuật, và hơn hết là bà dạy rất tận tâm, khiến cho các cháu có động lực học tập. Nhờ vậy mà hơn 20 năm qua, xã này không có cháu nào bị đuối nước”.

Sự vinh danh của thế giới đối với bà là rất đúng. Bà Sáu Thia hoàn toàn xứng đáng được nhận danh hiệu người phụ nữ tiêu biểu toàn cầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm