| Hotline: 0983.970.780

Chồng giữ tay hòm chìa khóa

Thứ Tư 31/12/2014 , 08:09 (GMT+7)

Mặc dù năm nay đã ngoài 50 tuổi, nhưng bà Bắc đi đâu vẫn phải ngửa tay xin chồng từng đồng, bởi cái quyền nắm tay hòm chìa khóa đã bị “chuyển giao” sang chồng bà.

Bấy lâu nay, nhất là tại các vùng thôn quê thì người phụ nữ thường được ví như cái “hom” còn người đàn ông là cái “giỏ”, nghĩa là cái hom làm nhiệm vụ canh giữ không cho cua cá thoát ra ngoài được.

Thế nhưng, bà Bắc từ hồi còn trẻ đã có máu cờ bạc, sống không căn cơ, hay hoang phí nên khi bị phát hiện, bà mẹ chồng đáo để của bà đã ngay lập tức bắt con trai phải là người nắm giữ tài chính để quản lý gia đình.

Thực ra, cưới nhau về nhà chồng được dăm năm bà mới “mất” cái quyền ấy, còn lúc đầu bà vẫn là người nắm giữ chìa khóa két sắt. Trong khoảng dăm năm được quyền quản lý tài chính gia đình đó, bà đã “đốt” mất cả trăm triệu vào mấy trò lô đề, cờ bạc, mà thời điểm đó số tiền ấy mua được mấy suất đất ở.

Mẹ chồng bà sui con trai ruồng bỏ bà. Nhưng may bà gặp phải đức ông chồng hiền, tốt tính, nhất quyết không bỏ, chứ không có lẽ bà đã ra đứng đường từ hồi còn trẻ. Chồng bà muốn giáo dục để bà sửa chữa bớt cái tính loang toàng, cái máu cờ bạc..., thế nhưng bà vẫn chứng nào tật ấy.

Ngày sinh đứa con trai út, dù không còn được nắm quyền chi tiêu trong nhà, vậy mà bà vẫn giấu chồng đánh đề, lô và nợ mất mấy chục triệu bạc. Gia cảnh đã kiệt quệ nhưng chồng bà vẫn cố đi vay mượn anh em để lo trả nợ cho vợ.

Sau đợt mất thêm số tiền lớn đó, chồng bà thẳng thừng tuyên bố: “Nếu bà tái phạm thêm một lần cờ bạc nữa thì 1 con chứ đến 4 con rồi tôi vẫn bỏ! Tôi không dọa đâu, bởi vì tôi đã quá chán ngán người vợ suốt ngày mê mẩn cờ bạc, không chịu lo làm ăn vun vén cho kinh tế gia đình”.

Sau lần đó, bà Bắc có vẻ sợ, nhưng dường như cờ bạc đã ngấm vào máu rồi nên không chơi to thì bà vẫn dấm dúi chơi nhỏ. Bà như một đứa trẻ luôn nói dối chồng về các khoản thu chi hàng ngày để dôi ra, lấy tiền chơi bạc.

Thường mỗi lần đi chợ mua sắm đồ dùng, mua thức ăn, chồng chỉ đưa cho bà số tiền nhẩm tính là vừa đủ. Thế nhưng bao giờ bà cũng nài nỉ xin thêm với lý do này nọ, nào cái này giá tăng, mặt hàng kia mấy hôm nay không còn rẻ như trước... để chồng đưa thêm tiền. Chuyện cãi vã nhau về tiền bạc giữa hai vợ chồng bà xảy ra như cơm bữa.

Mấy năm nay, do ở gần một khu công nghiệp lớn, công nhân nhiều nên nhà bà cũng xây được hơn chục phòng trọ cho thuê, với mức thu nhập hàng tháng lên tới mười mấy triệu bạc. Tiền thu được tuyệt nhiên bà không cầm một chinh, bởi chồng bà đã dặn công nhân thuê nhà không được đóng tiền thuê phòng cho bà.

Có một bữa, chồng đi ăn cỗ, do người công nhân mới tới thuê trọ tháng đầu tiên không biết đã đưa số tiền 1.200.000 đồng thuê trọ 1 tháng cho bà, bởi họ nghĩ đưa cho vợ cũng như đưa cho chồng. Cầm số tiền bà ỉm đi, chồng về hỏi tới, bà nói tiêu hết rồi. Và bữa đó ông bà cãi nhau ầm xóm. Bà bảo:

- Già cả sắp chết cả lũ rồi, ông không để cho tôi có chút quyền hành gì trong cái nhà này sao? Tôi sống chẳng khác gì ôsin nhà ông, ông có biết không. Đi đâu, mua bán gì cũng phải ngửa tay xin chồng như con cái xin bố mẹ...

- Thế ai làm bà phải như vậy. Bà hãy nhìn lại mình đi, nếu không có tôi quản lý, thu vén thì cái gia đình này liệu có được như ngày hôm nay không- ông chồng rít lên.

Lúc này, bà mẹ chồng đáo để của bà đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn từ trong buồng chống gậy đi ra sân chửi:

- Con kia, mày là đồ ăn tàn phá hại. Mày về nhà tao làm được cái gì nào? Hay chỉ phá gia chi tử thôi. Con trai tao ngu chứ cỡ như người khác thì mày phải cuốn xéo từ lâu rồi.

Chửi một thôi một hồi, rồi bà mẹ chồng cũng hạ hỏa. May mà bà Bắc không đối đáp lại lời bà cụ chứ không thì cụ còn chửi cả tiếng đồng hồ không thôi. Mà dù mẹ chồng có ghê gớm, có chửi rủa lắm lời thật đấy, nhưng bà Bắc cũng đoảng thật, có ai đời đàn bà mà lại máu mê cờ bạc, không chịu lo toan gia đình.

May mà còn có ông chồng, chứ không thì cái gia đình này tan nát từ lâu rồi. Nhiều người hàng xóm vẫn tặc lưỡi bình phẩm về gia đình bà: Đúng là thế gian được vợ hỏng chồng...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm