| Hotline: 0983.970.780

Chồng 'kẹo kéo'

Thứ Tư 28/10/2015 , 08:46 (GMT+7)

Trong cuộc sống gia đình, chẳng bao giờ người vợ lại thích chồng mình có tính keo kiệt, “vắt cổ chày ra nước”. 

Đồng ý rằng muốn cho cuộc sống gia đình khá giả thì cần phải tiết kiệm, nhưng đến mức thái quá thì không thể chấp nhận được.

Vợ lập “quỹ đen”

Mới cưới nhau được 3 năm nhưng Hà không thể chịu nổi tính chi ly của Thắng, chồng cô. Hàng tháng, anh bắt Hà ghi sổ chi tiêu. Hà muốn mời một bạn bè đến nhà mình tiệc tùng một bữa thì Thắng ậm ừ cho qua, có khi còn tỏ vẻ khó chịu rồi lờ tịt. Không những vậy, lâu lâu về thăm ông bà ngoại, khi đề cập đến chuyện biếu ít tiền tiêu vặt để tỏ lòng hiếu thảo thì Thắng giả vờ tránh đi chỗ khác.

Anh luôn lôi cái luận điệu: "Vì ông bà có mua sắm gì đâu, cũng chẳng túng thiếu gì, hàng tháng lại có lương nên cần gì phải tỏ vẻ như thế". Mỗi lần như vậy, Hà đau lắm, vừa thấy có lỗi với bố mẹ lại thấy tủi hổ cho bản thân mình.

Có hôm Hà ngượng chín mặt khi anh chi ly đến 500 đồng lẻ với cô bán rau. Những người xung quanh nhìn thấy cũng lè lưỡi chịu thua. Vài bà bán hàng bên cạnh còn nói bóng gió: "Thế thì chẳng mấy chốc làm giàu, vợ được nhờ quá còn gì". Anh chẳng tỏ ra xấu hổ hay bực bội mà còn ra vẻ vô tư.

Hà ngày càng cảm thấy bức bối vì tính ky bo của chồng. Những gì cô mua Thắng đều chê đắt. Nhiều hôm điên tiết lên, Hà choảng lại: "Từ sau anh đi mà mua bán và nấu nướng, tính đàn ông gì mà như đàn bà con gái". Một trận cãi vã nổ ra mà chẳng ai chịu nhịn lấy một câu. Giận nhau tới vài ngày, tưởng anh sẽ sửa đổi, nào ngờ đâu lại vào đấy.

Hà chỉ còn cách, giấu Thắng lập quỹ đen cho mình đề phòng khi cần dùng tới như mời bạn bè, dấm dúi cho bố mẹ hoặc các em... Dần dà phương châm của Hà là: "Mặc kệ ông ấy, ông ấy thích gì thì làm còn mình cũng vậy, người nào kiếm nhiều tiêu nhiều, kiếm ít tiêu ít, không xâm phạm, như thế lại hóa hay".

Từ đó cuộc sống vợ chồng có một khoảng cách mà chẳng ai muốn tự mình phá bỏ, việc ai người ấy làm, tiền ai người ấy tiêu, chỉ ở cùng một nhà và ngủ chung một giường, chuyện chăn gối cũng cũng giảm dần. Không biết rồi sẽ thế nào, nhưng Hà nghĩ thôi cứ mặc kệ tới đâu thì hay tới đó.

Vay lãi lo gia đình

Vợ chồng Dung, Hòa cưới nhau được 7 năm. Hòa là nhân viên kinh doanh hàng tân dược cho một công ty nước ngoài thu nhập cũng khá, 7-8 triệu một tháng, Dung là nhân viên phát hành sách báo nên lương chỉ gần 2 triệu.

Lúc mới cưới, Hoà đưa ra thoả thuận: Lương của anh để dành làm việc lớn như mua đất, xây nhà, tậu ô tô hoặc mở cửa hàng. Còn lương của em để chi tiêu hàng ngày. Cứ tưởng anh nói vậy rồi hàng tháng sẽ "trợ cấp" ít nhiều cho cô chi tiêu thêm nhưng đợi mãi anh chẳng chịu "xì" ra đồng nào. Một mình Dung cứ thể cáng đáng mọi khoản của hai vợ chồng và bố mẹ chồng.

Tháng nào phát sinh thêm những khoản tiền như đám cưới, sinh nhật hay giỗ tết là cô lại vất vả chạy vạy lo cho đủ. Hòa vẫn thản nhiên như chẳng có chuyện gì xảy ra, thậm chí anh còn giấu biến lương của mình đi để vợ không thể tìm ra. Khi chưa có con Dung còn xoay sở được, nhưng khi có thêm thành viên mới thì mọi chuyện càng thêm căng thẳng. Nhiều lúc Dung ức chế vô cùng. Bảo với chồng thì anh chỉ mặt nặng mày nhẹ nói: “Cô không biết chi tiêu, hoang phí thì có ngày cám chẳng có mà ăn”.

Ấm ức Dung ghi vào sổ chi tiêu cụ thể từng ly từng tý thì Hòa lại bảo cô ghi khống và nghi ngờ vợ lập quỹ đen để bao trai. Không muốn gia đình mất đoàn kết vì những chuyện vặt vãnh, Dung vay ngân hàng và thế chấp bằng tiền lương hàng tháng mong rằng khi con lớn sẽ đi làm thêm, mọi việc rồi sẽ ổn.

Gánh nặng tiền bạc và sự keo kiệt của chồng dần làm tình cảm của Dung dành cho chồng chẳng còn mặn mà như xưa nữa. Đôi khi cô thấy tủi thân vì từ ngày lấy chồng chưa bao giờ sắm một chiếc áo nào cho ra hồn. Tủ quần áo của cô toàn là của chị em nhượng lại và mặc tạm vì nó vẫn còn lành.

Đàn ông phóng khoáng hơn

Khi người chồng quá chi ly trong chi tiêu gia đình, người vợ không còn thấy phục và tôn trọng chồng như một đấng nam nhi chỉ lo công to việc lớn, mà thấy chồng mình tủn mủn như đàn bà. Chính từ đây sự khâm phục, ý muốn phụng dưỡng của vợ với chồng cũng mất dần. Họ không thấy niềm hạnh phúc khi được chăm sóc chồng và dường như nguời chồng cũng không cảm nhận được sự tình cảm người vợ.

"Tâm lý cánh mày râu nên rộng rãi bao giờ cũng được chị em phụ nữ dễ chấp nhận hơn và họ sẽ thấy tôn trọng và yêu thương chồng, cố gắng vun vén cho gia đình hơn nếu người chồng tin tưởng vào sự quán xuyến chăm lo gia đình của họ.

Chị em thấy mình thực sự quan trọng với gia đình. Đấng mày râu cứ ngu ngơ đi một chút trong chuyện mớ rau, con cá, họ sẽ được chăm sóc và chiều chuộng nhiều hơn, đừng dại gì ôm rơm nặng bụng mà lại bị vợ xem thường”, chuyên gia tâm lý gia đình đưa ra ý kiến khi được hỏi về vấn đề này.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm