| Hotline: 0983.970.780

Chóng mặt với các chương trình kêu gọi từ thiện

Thứ Tư 04/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Quyên góp ủng hộ từ thiện là một hành động cần thiết, nhân văn. Tuy nhiên, chỉ trong một năm học mà các trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa “đón” tới gần chục tổ chức, cá nhân kêu gọi ủng hộ. 

Đại đa số các chương trình lại vận động qua…mail hoặc thư từ, khiến giáo viên, phụ huynh, học sinh ngán ngẩm.

Trăm khoản đổ đầu giáo viên, học sinh

Mở đầu chuỗi bức xúc là ý kiến của thầy Nguyễn Khắc Bình, Hiệu trưởng trường THCS Đông Thọ, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa). Theo thầy Bình, mấy năm gần đây, hầu như năm nào nhà trường cũng “gánh” từ 5 – 6 đợt kêu gọi ủng hộ từ thiện, ít thì 3.000 – 4.000đ, nhiều lên đến 10.000đ/học sinh; với giáo viên thường là 1 ngày lương.

Gần đây nhất, trường nhận được 2 công văn của Hội Chữ thập đỏ TP Thanh Hóa vận động ủng hộ ngân hàng bò và tết vì học sinh nghèo. Theo đó, trường triển khai thu 7.000đ (ngân hàng bò 3.000đ; tết vì học sinh nghèo 4.000đ)/học sinh và 30.000đ/giáo viên, tổng số tiền thu được khoảng hơn 5 triệu đồng.

"Chưa xong hai chương trình trên lại phát động tiếp chương trình ủng hộ "vì bạn nghèo miền núi", sắp tới là “vì bạn nghèo trong trường”. Cứ dồn dập như thế, vô hình chung nhà trường đang bị lợi dụng. Trăm khoản đổ lên đầu giáo viên, học sinh”, thầy Bình nói.

Cũng theo thầy Bình, việc kêu gọi ủng hộ từ thiện là việc làm nhân văn, cần thiết nhưng rất nhiều chương trình làm sai quy trình, vận động theo kiểu được chăng hay chớ.

Thậm chí nhiều cuộc vận động rất vô lý, ví dụ như chương trình ủng hộ ngân hàng bò của Hội Chữ thập đỏ TP Thanh Hóa. “Chương trình này vận động trong nhà trường là không đúng. Đối tượng học sinh chưa thể hiểu những hoạt động mang tính xã hội lớn như thế”, thầy Bình nhấn mạnh.

Cháu Nguyễn Mai Linh, học sinh lớp 7B, Trường THCS Đông Thọ, TP Thanh Hóa nói: “Khi trường vận động ủng hộ 3.000đ, cháu về xin tiền bố mẹ, bố mẹ hỏi tiền nộp để làm gì cháu chỉ bảo để mua bò tặng cho người nghèo chứ cũng không giải thích được gì thêm”.

Áp lực hơn trường THCS Đông Thọ là Trường tiểu học Ba Đình, TP Thanh Hóa. Từ những em mới chập chững bước vào trường đến các em sắp chuyển cấp, năm nào cũng đều như vắt chanh phải đóng gần chục khoản từ thiện.

“Mỗi lần phát động dăm ba ngàn đồng tuy không nhiều nhưng góp lại toàn trường thì cũng là số tiền khá lớn. Có những thời điểm nhiều tổ chức, đơn vị gửi thư, công văn dồn dập nhưng chúng tôi cũng không dám bỏ cái nào vì đã có ý kiến cấp trên thì phải làm”, cô Đỗ Thị Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường nói.

“Một trường học quá nhiều chương trình từ thiện, trong khi điều kiện các em học sinh hầu hết khó khăn đang là vấn đề rất bất cập hiện nay ở Thanh Hóa. Rất mong chính quyền các cấp chấn chỉnh vấn đề này”, ông Tạ Hồng Lựu đề nghị.

Cô Hạnh cho biết, chỉ tính riêng học kỳ I năm học 2014 – 2015, giáo viên, học sinh trong trường đã phải ủng hộ tới 9 chương trình với tổng số tiền nộp cho các đơn vị, tổ chức hơn 36 triệu đồng. Chương trình ít nhất là ủng hộ đền ơn đáp nghĩa (2.350.000đ), nhiều nhất là nạn nhân chất độc đioxin (hơn 8 triệu đồng).

Cần vận động có chọn lọc

Mỗi năm các trường phải ủng hộ rất nhiều đợt nhưng nhiều chương trình chính giáo viên phát động cũng không biết số tiền mình quyên góp có được sử dụng đúng mục đích hay không.

Thầy Nguyễn Khắc Bình cho hay: “Nói thật ban đầu tôi phản đối việc ủng hộ ngân hàng bò nhưng vì tất cả các trường đều triển khai nên tôi cũng phải làm. Nhưng thực tế tiền thu được bao nhiêu, chia cho ai, hiệu quả như thế nào thì không được công khai, chúng tôi không hề hay biết”. Còn cô Đỗ Thị Hạnh bảo: “Chắc là mua bò để tặng hộ nghèo, tôi nghĩ như thế”.

09-29-10_4
Bảng kê ủng hộ một chương trình từ thiện của các trường trên địa bàn TP Thanh Hóa

Hiệu trưởng trường tiểu học Ba Đình còn nêu quan điểm: “Ủng hộ từ thiện là việc nên làm nhưng cần phải chọn lọc, bởi cùng một nội dung ủng hộ nạn nhân chất độc gia cam có tới 2 tổ chức là Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin và Hội Chữ thập đỏ TP Thanh Hóa kêu gọi. Các cháu học sinh chưa làm ra tiền, với lại các cháu còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của việc làm từ thiện này”.

Trao đổi với NNVN, ông Tạ Hồng Lựu, Trưởng phòng Giáo dục TP Thanh Hóa cho biết, nhiều chương trình từ thiện các tổ chức, cá nhân gửi công văn, thư từ về các nhà trường mà không thông qua đơn vị chủ quản khiến phòng rất khó quản lý.

“Như chương trình ngân hàng bò, Hội Chữ thập đỏ TP Thanh Hóa không gửi công văn về Phòng Giáo dục, chỉ gửi cho trường qua mail, không dấu, không chữ ký là sai hoàn toàn. Chúng tôi rất bức xúc với những cách làm kiểu này”, ông Lựu nói.

Việc ủng hộ làm từ thiện là tự nguyện, nhưng lâu nay các đơn vị, cá nhân vận động cho một chương trình nào đó hầu hết “áp” mức ủng hộ tối thiểu vô hình chung trở thành “ép buộc”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất