| Hotline: 0983.970.780

Chống nóng kiểu sinh viên

Thứ Sáu 04/05/2012 , 08:55 (GMT+7)

Thời tiết nắng nóng kéo dài, buộc lòng sinh viên phải nghĩ cách “sống chung với lũ.” Cùng với đó vô số cách chống nóng “gắn mác sinh viên” chính hiệu liên tục ra đời.

Dãy nhà trọ của sinh viên tại khu vực Cổ Nhuế (Từ Liêm) vắng vẻ ngày nắng nóng 

Kết thúc buổi học sáng, Lan Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) cùng mấy cô bạn uể oải bước ra khỏi giảng đường. Mặt ai cũng bí xị như cái bánh đa nhúng nước; bước thấp bước cao, rệu rã.

Nhíu đôi mắt đầy vẻ ái ngại nhìn ra ngoài trời nắng như đổ lửa, đôi chân như trùng xuống, giọng Hương mệt mỏi, “khẩn cầu”: “Biết đi đâu bây giờ? Về nhà trọ thì chẳng khác nào tự giam mình trong cái lò nung. Nghĩ đến đã thấy sợ!”

Nóng đến… “khô héo cả người”

Cái nắng gay gắt, oi ả đầu mùa đã khiến bầu không khí tại một xóm trọ sinh viên gần khu vực Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) trở nên ngột ngạt đến khó chịu. Giữa trưa, cả xóm trọ vắng tanh. Đi ngoài đường rồi bước vào trong phòng mà cảm giác nhiệt độ cũng… không khác là mấy; thậm chí còn “đáng sợ” hơn vì sự bí bách, tù túng.

Mồ hôi tứa ra ướt đẫm lưng, mặt đỏ gay vì nóng, Hoa, một cư dân của xóm, giải thích: “Mọi người đi tránh nóng hết rồi. Ở phòng, dù có ngồi trước quạt nhưng mồ hôi vẫn ra như tắm. Hình như bật quạt chỉ càng thổi thêm hơi nóng vào người.”

Hiện nay, nhà trọ dành cho sinh viên có đủ loại, từ cao cấp đến thứ cấp. Tuy nhiên, phần đông sinh viên vẫn lựa chọn thuê những căn nhà trọ thứ cấp là các khu nhà cấp bốn xây tạm, mái lợp prô-ximăng, tường mỏng vì giá thuê vừa phải.

“Phòng thấp lè tè, diện tích nhỏ nên nắng lên tới đâu là thấm ngay cái nóng tới đó. Mới đầu mùa hè mà nhiệt độ thật là kinh khủng. Những ngày này, phòng trọ không khác gì cái lò bánh mỳ. Tường bỏng rát, hơi nóng hầm hập phả vào người; có khi cảm tưởng như nóng đến… khô héo hết cả người,” Thu Hoài (Đại học Ngoại thương), hiện đang ở trọ trong một dãy nhà trọ cấp bốn ở khu vực Pháo Đài Láng chia sẻ.

Lúc cái nắng nóng như thiêu đốt của mùa hè dội xuống cũng là lúc mùa thi của sinh viên bắt đầu. Tại một khu trọ trong ngõ 287 Chùa Láng, Mai Lan và hai người bạn ở cùng (Đại học Luật) vừa cầm sách ôn thi vừa… quạt cho nhau. “Thời tiết này thật đúng là phải “thở bằng tai,” bao nhiêu quạt cũng không ăn thua. Giường chiếu, sách vở cũng như cong lên vì nóng,” Mai Lan mếu máo nói.

Bình thường, mọi sinh hoạt của ba bạn đều diễn ra trong căn phòng rộng chưa đầy 15m2 này. “Dù vậy, mấy ngày nay nóng quá, chúng mình không dám nấu ăn trong phòng nữa vì sợ mùi thức ăn không thoát được sẽ càng bức bối, khó chịu,” Lan bày tỏ với giọng mệt mỏi.

Tuy nhiên, “hãi hùng” nhất vẫn là những sinh viên sống trong những dãy nhà trọ quay chính hướng Tây; “dù có đóng kín cửa và che chắn đủ đường thì vẫn cảm giác bỏng rát, oi bức vẫn không hề giảm bớt. Những ngày này, thà cứ lang thang ngoài đường, ngồi tránh nắng ở những gốc cây còn hơn là về phòng trọ” Hoàng Nam, hiện đang trọ tại khu vực Cổ Nhuế (Từ Liêm) than thở.

Siêu thị, công viên thành nơi nghỉ mát

Thời tiết nắng nóng kéo dài, buộc lòng sinh viên phải nghĩ cách “sống chung với lũ.” Cùng với đó vô số cách chống nóng “gắn mác sinh viên” chính hiệu liên tục ra đời.

Có mặt tại một xóm trọ sinh viên tại ngõ 274 Định Công (Hoàng Mai) vào một buổi trưa Hà Nội trên 39 độ C, chúng tôi nhận thấy, ở sân trước các dãy nhà, nước còn đọng thành vũng to. Trên mái nhà, nước không ngừng rớt xuống. Hỏi ra mới biết, đó là cách mà các bạn sinh viên ở đây “hạ nhiệt” cho các phòng. Mọi người thay nhau dùng vòi nước xối ngược lên mái nhà để giảm bớt cái nóng cho mái lợp.

“Làm như vậy mỗi tháng sẽ tốn thêm một khoản tiền nước. Nhưng nếu không làm vậy thì đến buổi tối không thể ngủ nổi. Phòng kín, mái tôn, cái nóng ban ngày hấp vào tường, đến tối mới tỏa ra,” Tuấn An (Đại học Kinh doanh Công nghệ) nói.

Những ngày này, ai may mắn có người thân ở Hà Nội hay bạn bè ở trọ tại những nơi “khá khẩm” hơn thì giải pháp tối ưu là xách hành lý đến tá túc nhờ những ngày nóng cao điểm, chờ qua cơn “nung” người. Nếu ai kiên trì bám trụ thì… nền nhà đầy nước, toàn thân đầy nước, la liệt khắp nơi là các chậu nước đá đã trở thành cảnh tượng quen thuộc.

Cùng với đó, toàn bộ chăn màn, chiếu thảm, phông bạt được huy động tối đa nhằm che đậy các cửa sổ, hạn chế hơi nóng hấp vào phòng trong những ngày nắng như đổ lửa này.

Phổ biến hơn, thay vì ngồi trong phòng trọ chịu đựng cái nóng bức, oi ả để ôn thi, không ít bạn sinh viên tìm đến những nơi có không gian thoáng đãng như công viên, vườn hoa hoặc đến các trung tâm thương mại để tranh thủ khoảng không gian mát mẻ hiếm hoi giữa thủ đô đông đúc, chật chội này.

“Tuy nhiên, biện pháp giải nhiệt này cũng không mang lại hiệu quả cao vì việc di chuyển vừa mất khá nhiều thời gian vừa không tiện cho việc ôn thi,” Thu Hồng (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ.

Bên cạnh đó, để tiện cả đôi đường, nhiều bạn đã quyết định “đóng đô” trong thư viện trường. “Ở đây, mình vừa có thể học bài lại vừa tránh được cái nóng như thiêu như đốt, lại tiết kiệm điện, nước ở nhà trọ. Nhưng số lượng chỗ ngồi lại có hạn nên mặc dù 8 giờ thư viện mới mở cửa nhưng hôm nào mình cũng phải đến từ 7 giờ 30 'đặt gạch' giữ chỗ,” Phương Thanh (Đại học Sư phạm Hà Nội) tâm sự.

Không ngừng xối nước ra nền hay phun nước lên mái nhà cũng không hạ nhiệt được là bao, quạt chạy ù ù cả ngày cũng không ăn thua, liên tục mua đá về làm mát phòng trọ mà vẫn không thấm vào đâu,… không ít sinh viên đang phải “oằn mình” chống chọi lại cái nắng nóng khốc liệt trong những căn nhà trọ “tiết kiệm” đủ thứ từ diện tích tới điện, nước,…

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm