| Hotline: 0983.970.780

Chồng trẻ loay hoay với vợ già

Chủ Nhật 30/07/2017 , 09:27 (GMT+7)

“Phi công trẻ lái máy bay bà già” luôn gặp sự phản đối gay gắt và quyết liệt từ nhiều phía. Vậy mà tôi, một anh chàng điển trai, thân hình cân đối, gia đình khá giả… lại quyết định yêu, vượt qua mọi rào cản để gắn bó suốt đời với một “máy bay bà già”.

Đến nay, tôi đã có “thâm niên” 6 năm trong nghề làm “phi công trẻ” và tôi hoàn toàn hài lòng với sự lựa chọn của mình.

09-03-19_trng_14-2
Ảnh minh họa

Thật ra, trước khi “lái máy bay bà già”, tôi đã từng trải qua không ít mối tình với các cô gái tuổi ô mai. Đó là quãng thời gian tôi cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn là vui vẻ vì tính cách chung của các cô gái trẻ là hay giận dỗi, thích nhõng nhẽo, ưa đòi hỏi… Không ít cô đầu óc rỗng tuếch, ngây thơ đến khờ khạo…Trong khi đó, “máy bay bà già” nói chung và “máy bay riêng” của tôi đã qua thời “đỏng đảnh khó chiều” ấy nên tôi chẳng phải căng đầu ra để nghĩ cách dỗ dành, chiều chuộng… như đã từng chiều chuộng, dỗ dành đám “trẻ ranh” trước đó.

Các cụ ngày xưa đã đúc kết một kinh nghiệm rất hay: “Có phúc lấy được vợ già. Vừa sạch cửa nhà vừa ngọt cơm canh”. Quả không sai! Khác hẳn các cô gái trẻ tôi từng yêu, “máy bay bà già” của tôi đầy đủ “công dung ngôn hạnh”.

Dù rất bận rộn với vị trí trưởng phòng, nàng luôn thu xếp được thời gian để chiều nào cũng về nhà nấu cơm cho chồng. Khi nàng vào bếp, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Biết cách tính toán khoa học nên thời gian nàng chế biến nhanh đến bất ngờ. Món ăn không chỉ ngon, hợp khẩu vị mà còn được bày biện rất bắt mắt, với đủ các món canh, xào, mặn… được thay đổi mỗi ngày, kèm theo dưa chua hay rau sống, xalát hoặc dưa giá… Vì lẽ đó, tôi luôn từ chối những lời rủ rê của bạn bè để về nhà thưởng thức tài nghệ chế biến của nàng mỗi ngày.

Cư xử với chồng, “máy bay bà già” của tôi không bao giờ nhõng nhẽo, vòi vĩnh, giận dỗi vô lý… giống như các cô nàng tôi từng yêu. Nàng cũng chẳng bao giờ đòi hỏi tôi nay tặng quà này, mai mua quần áo, đồ dùng khác… Song, dù lớn tuổi hơn, nhiều vốn sống và từng trải hơn, nàng vẫn luôn tỏ ra lễ phép, tôn trọng chồng. Bất cứ việc gì nàng đều hỏi ý kiến tôi. Ngược lại, mỗi khi gặp khúc mắc, bức xúc hay phiền muộn, tôi đều chia sẻ với nàng vì biết rằng sẽ nhận được những lời khuyên nhủ, động viên hay phương án giải quyết ổn thỏa. Đổi lại, nàng cũng thường san sẻ với tôi những niềm vui và nỗi buồn trong công việc và cuộc sống, dù biết rằng đôi khi tôi không thể giúp đỡ gì. Nhưng, như nàng nói: “Biết lắng nghe cũng là an ủi!”. Cách cư xử tế nhị của nàng làm tôi thực sự thoải mái, không thấy mình bị vợ “dắt mũi” hay “dạy đời”.

Một điều nữa khiến tôi rất hài lòng với “máy bay bà già” của mình là nàng thực hiện chức năng “tay hòm chìa khóa” một cách hoàn hảo. Nàng biết toán, chi tiêu hợp lý, không phung phí, không chắt bóp keo kiệt, biết hài hòa trong các mối “quan hệ kinh tế” với gia đình hai bên và họ hàng. Nhờ thế, dù “dân số” gia tăng, nhưng cuộc sống gia đình tôi luôn ổn định, vững vàng. Đến nay, chúng tôi đã có một cơ ngơi hoàn hảo và một khoản tiết kiệm kha khá. Trong khi đó, nhiều bạn bè cùng lứa với tôi, dù thu nhập không kém, thậm chí còn hơn tôi, nhưng có vợ trẻ hơn, lại luôn than vãn túng thiếu do vợ “bóc ngắn cắn dài”, “vung tay quá trán”…

Không ít người trong số họ đã đưa nhau ra tòa để “đường ai nấy đi”. Họ thành thật thú nhận, dù cưới được vợ trẻ, nhưng chỉ sau một thời gian chung sống, họ cảm thấy “thực sự thất vọng”, “chán nhau sau cưới”, “biết thế sống một mình cho rồi”… Nhiều người trước đây đã từng phản đối và can ngăn việc “phi công trẻ lái máy bay bà già”, nay nhìn chúng tôi với ánh mắt ghen tị và khâm phục.

Riêng với tôi, được sống với “máy bay bà già”, đó thật sự là điều may mắn và hạnh phúc.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm