| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mới trên cá rô phi

Thứ Ba 28/11/2017 , 14:05 (GMT+7)

 Cục Thú y cho biết đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phòng, chống loại dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên cá rô phi...

Từ nhận định của Tổ chức OIE, FAO và NACA, Việt Nam là nước thuộc diện có nguy cơ rất cao đối với loại dịch bệnh mới do virus Tilapia lake (viết tắt là TiLV) gây ra trên cá rô phi, Cục Thú y cho biết đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phòng, chống loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Cuối tháng 5/2017, nhiều tổ chức quốc tế, như Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (NACA), Tổ chức Nông lương lLên hợp quốc (FAO) và một số nước đã đồng loạt đưa thông tin về sự bùng phát và lây lan của một loại dịch bệnh mới do virus Tilapia lake (viết tắt là TiLV) gây ra trên cá rô phi tại 03 châu lục, đặc biệt là Châu Á- Thái Bình Dương.

12-15-45_hinh_1_dieutr_tilv
Cục Thú y phối hợp với các cơ quan điều tra, giám sát dịch bệnh để xác định sự xâm nhiễm của vi rút TiLV từ tháng 7-10/2017

Theo cảnh báo, bệnh này có thể lây lan nhanh ra diện rộng, do hoạt động vận chuyển cá rô phi giống mang mầm bệnh từ nước này sang nước khác. Đến nay, dịch bệnh do TiLV đã chính thức được công bố tại 07 nước và vùng lãnh thổ, gồm Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Colombia, Ecuador, Ai Cập, Israel.

Cá rô phi nhiễm bệnh có tỷ lệ chết từ 20 - 90%, chủ yếu ở giai đoạn nhỏ 1-3 tháng tuổi. Theo nhận định của OIE, FAO và NACA, Việt Nam là nước có nguy cơ rất cao đối với bệnh này. Nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, tầm quan trọng, nhất là khả năng xâm nhiễm TiLV vào Việt Nam dẫn đến phát thành dịch bệnh và nguy cơ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, từ đầu tháng 6/2017, Cục Thú y đã khẩn trương chủ động thực hiện và báo cáo Bộ NN-PTNT chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm:

1. Tổ chức điều tra, giám sát chủ động ở diện rộng (trên 15 tỉnh, TP trong phạm vi cả nước) để xác định có sự xâm nhiễm của TiLV vào Việt Nam hay chưa để có giải pháp kịp thời phòng, chống; đề nghị các địa phương thống kê và báo cáo tình hình nuôi và dịch bệnh trên cá rô phi.

2. Liên hệ với FAO và các chuyên gia Thái Lan để hỗ trợ và thực hiện: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở xét nghiệm phát hiện TiLV ở cá rô phi (hiện nay đã và đang áp dụng tại tất cả 8 phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y); ban hành Công văn số 1357/TY-TS ngày 17/7/2017 hướng dẫn các địa phương cách thức nhận biết và phòng, chống dịch bệnh do TiLV.

Đồng thời chuẩn bị ngay nguyên vật liệu phục vụ chẩn đoán, xét nghiệm TiLV; ba lần mời các chuyên gia của Thái Lan sang Việt Nam để tổ chức đào tạo, hướng dẫn cách thức phát hiện, nuôi cấy và phân lập TiLV trên môi trường tế bào cho 4 phòng thí nghiệm chủ lực về thú y thủy sản thuộc Cục Thú y.

Việc nuôi cấy và phân lập thành công TiLV trên môi trường tế bào có ý nghĩa rất quan trọng giúp công tác chẩn đoán, nghiên cứu chuyên sâu và sản xuất vắc xin phòng bệnh.

3. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ làm công tác thú y thủy sản của tất cả các cấp (bao gồm: 30 cán bộ thuộc Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục; 146 cán bộ là lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật của các Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản và Trung tâm Khuyến nông của 53 tỉnh, TP trong phạm vi cả nước).

12-15-45_hinh_2_tphun_cnbocuc
Cục Thú y đã đề nghị FAO và chuyên gia Thái Lan tổ chức lớp tập huấn về bệnh do TiLV cho các cán bộ thuộc Cục Thú y vào tháng 8/2017

4. Trình Bộ NN-PTNT ban hành Công văn số 8862/BNN-TY ngày 20/10/2017 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP có nuôi cá rô phi để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

5. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức Hội thảo khoa học, với sự tham dự của 65 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật đến từ các cơ quan và chủ các cơ sở nuôi cá rô phi, bao gồm Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục; Tổng cục Thủy sản; Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và II; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Đại học Mở; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP; Chi cục Chăn nuôi & Thú y, Chi cục Thủy sản các tỉnh miền Bắc; một số chủ cơ sở nuôi cá rô phi tại Hà Nội và Hải Dương.

Hội thảo đã trao đổi, thảo luận chuyên sâu về nguy cơ xâm nhiễm TiLV vào Việt Nam và bàn các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

6. Báo cáo Bộ NN-PTNT có ý kiến với Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, bố trí dự án nghiên cứu giám sát và sản xuất vắc xin phòng bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi.

12-15-45_hinh_3_tphun_tilv_tienging
Tập huấn về TiVL cho các tỉnh phía Nam vào ngày 18/11/2017 tại Tiền Giang
12-15-45_hinh_4_tphun_tilv_hiduong
Tập huấn về TiVL cho các tỉnh phía Bắc vào ngày 21/11/2017 tại Hải Dương
12-15-45_hinh_5_hoi_thor_tilv
Cục Thú y phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức Hội thỏa khoa học để thảo luận về nguy cơ xâm nhiễm TiLV vào Việt Nam ngày 03/10/2017

 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm