| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng chống dịch CGC

Thứ Hai 17/02/2014 , 10:26 (GMT+7)

Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch CGC đang đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương quyết tâm ngăn chặn, không để virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế.

Ngay sau Tết Giáp Ngọ, sau việc Trung Quốc tiếp tục phát hiện nhiều ca bệnh trên người, đặc biệt phát hiện virus cúm A/H7N9 trên chợ gia cầm và 3 bệnh nhân tại tỉnh Quảng Tây giáp biên giới Việt Nam; Malaysia phát hiện 1 bệnh nhân người Trung Quốc đến du lịch và phát bệnh, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Công điện khẩn số 200/CĐ-TTg ngày 14/2/2014 về việc tăng cường phòng chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng virus CGC lây sang người. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch CGC, Bộ NN-PTNT đã họp khẩn cấp vào ngày 13/2 để thảo luận, bàn các biện pháp ứng phó.

Cục Thú y cũng đã tổ chức 15 đoàn công tác đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng chống dịch CGC tại 31 tỉnh, thành phố (tập trung vào các tỉnh có nguy cơ cao nhiễm virus cúm A/H7N9 ở phía Bắc; các tỉnh đang có dịch CGC H5N1 và có nguy cơ cao), nhằm ngăn chặn có hiệu quả nhất các chủng virus cúm mới từ Trung Quốc xâm nhiễm vào Việt Nam và nhanh chóng dập tắt dịch cúm A/H5N1 ở trong nước. Đồng thời, Cục Thú y đã thành lập 8 Đội phản ứng nhanh để phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và địa phương nhằm triển khai kịp thời công tác phòng chống dịch trong trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập.

Ngày 14/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT - Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã ban hành Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY phê duyệt "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng virus CGC nguy hiểm có khả năng lây sang người" để triển khai thực hiện ngay trong toàn quốc. Kế hoạch được xây dựng trên 4 tình huống và đưa ra các biện pháp cụ thể tương ứng với mỗi tình huống nhằm đạt được mục tiêu "Chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam". Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Giảm thiểu nguy cơ virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm; Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam; Giảm thiểu nguy cơ virus cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người; Giảm thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội. Các tình huống cụ thể như sau:

Tình huống 1: Chưa phát hiện virus cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.

Tình huống 2: Chưa phát hiện virus cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.

Tình huống 3: Phát hiện virus cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.

Tình huống 4: Phát hiện virus cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.

Các biện pháp cấp bách cần ưu tiên gồm: Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới; Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trong tháng 3/2014, đặc biệt quan tâm đến các chợ có buôn bán và giết mổ gia cầm; Chủ động lấy mẫu giám sát trên gia cầm, chợ bán gia cầm để phát hiện động vật mang trùng (do virus cúm A/H7N9 chưa gây bệnh lâm sàng trên gia cầm); Tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong việc ngăn chặn, phòng ngừa virus xâm nhập.

Hiện nay, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch CGC đang đôn đốc các Bộ, ngành thành viên và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này với quyết tâm cao nhất là ngăn chặn, không để virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Bình luận mới nhất