| Hotline: 0983.970.780

Chữ tình ở BYầu, điểm trường đi lại gian nan và nguy hiểm nhất

Thứ Bảy 01/09/2018 , 13:15 (GMT+7)

"Ruột thịt" là từ được nhắc đến khi nói về những tình cảm của thầy giáo - học sinh và người dân ở  trên đỉnh núi BYầu (làng BYầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai).

Trật khớp, máu rơi, chấn thương sọ não...

Khi con gà rừng vừa te te gáy, chúng tôi lục đục thức dậy chuẩn bị hành trang leo núi. Đến điểm hẹn là trường Tiểu học Lơ Pang, đã thấy thầy giáo Lê Văn Hiệp (29 tuổi, giáo viên lớp 3, quê Bình Định) cùng 2 cô giáo Thái Thị Hòa (SN 1987, giáo viên mầm non, quê Nghệ An) và cô Nguyễn Thị Hân (37 tuổi, giáo viên hai lớp ghép 1-4) đang đợi sẵn. Họ nai nịt sẵn sàng với trang phục giống nhau: bộ quần áo đồng phục công nhân cũ vải dày và cứng, dưới chân là đôi ủng cao. Nhìn họ, chẳng giống với những thầy cô giáo chuẩn bị lên lớp.

12-14-03_nh_3
Gian nan đường lên “cổng trời” BYầu

“Nghe mấy anh chị nói, đi từ đây lên đến điểm trường, nếu giỏi cũng phải “đo đường” vài ba lần”, tôi ướm hỏi thầy Hiệp. “Đúng rồi. Không chỉ nguy hiểm hiểm. Không ai đủ can đảm một mình dám đi một mình lần đầu tiên mà không có người dân dẫn đường. Bởi vì đường rừng có nhiều nhánh rẽ lắm, không thuộc đường là đi lạc vào rừng ngay”, thầy Hiệp đáp.

Suốt chặng đường gần 13km từ trung tâm xã Lơ Pang điểm trường BYầu trên đỉnh núi cao, chỉ có khoảng 3 cây số dưới chân núi có thể chạy xe máy gọi là tạm ổn. Phần lớn đoạn “đường” còn lại chỉ rộng chừng 1m, là đèo dốc cheo leo, trơn nhẫy, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, chỉ một chút sơ sẩy là lao xuống vực ngay lập tức.

“Ở đây có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa thì khó có ai vào được, nhưng ngay cả mùa khô, trên con đường lên BYầu này có 3 dốc dài, cũng vẫn sình lầy, trơn trượt như mùa mưa, vì mạch nước ngầm trong núi chảy ra. Ai mới lên đây cũng có ít nhất chục lần “đo đường”. Nếu nhẹ thì trầy xước chân tay, trật khớp, chảy máu, nặng thì phải đi cấp cứu. Từng có thầy giáo bị ngã, chấn thương sọ não rồi. Kinh nghiệm của tôi là khi xuống dốc để số 1, hạn chế phanh, không  ngoảnh lại phía sau, và tuyệt đối không nhìn xuống vực, mất tinh thần là mất lái. Hồi mới lên, mỗi lần lên trường mình té lần 10 lần thì giờ chỉ còn 1-2”, thầy giáo Hiệp kể.

Đến con dốc đầu tiên, tôi ngửa hết cổ mới nhìn lên đến đỉnh dốc. Các thầy cô giáo xuống xe, nổ máy, gài số 1 rồi rồ ga cho xe bò từ từ lên dốc. Vậy nhưng chiếc xe chẳng chịu tiến thẳng, lâu lâu bánh xe lại trượt ngang. Có lúc, phải thêm 1 người đẩy, chiếc xe mới chịu tiến lên.

Đến con dốc thứ 2 và thứ 3 thì cả 2 cô giáo đều ngã, đổ xe đến 3 lần. Từ quần áo đến đôi ủng, nhuộm một màu đất đỏ nhão nhoẹt, không còn nhận biết chúng màu gì. Thầy Hiệp cười, bảo: “Lên đây mặc quần áo gì rồi cũng giống nhau hết à”.

Sau gần 3 giờ đồng hồ hết bò, trườn lên dốc, làng PYầu cuối cùng đã hiện ra. Ngôi làng nằm chơi vơi trên một đỉnh núi hình thang, nên thường được gọi là núi PYầu. “Mang Yang nghĩa là cổng trời, các anh thấy có giống lên trời không?”, thầy giáo Hiệp vừa thở vừa cười pha trò. Thầy giáo Ch’Hơi, giáo viên và là người làng BYầu đón chúng tôi bằng nụ cười rất tươi, bảo: “Ở đây điều kiện vật chất thì còn rất khó khăn, rất nghèo, như các anh thấy, chỉ có tình cảm là giàu thôi. Tình cảm giáo viên với học trò và bà con như ruột thịt. Các giáo viên đến tận nhà để vận động học sinh ra lớp”.

12-14-03_nh_4
12-14-03_nh_5
Làng BYầu và điểm trường

Làng BYầu hiện có 1 lớp học mầm non và 3 lớp ghép bậc tiểu học với tổng số 95 học sinh và 4 giáo viên. Do điều kiện đi lại khó khăn, nên giáo viên ở điểm trường PYầu phải ở lại đến cuối tuần mới được về với gia đình.
 

Chỉ vì một chữ thương!

Bước vào một lớp học, thấy mấy em học sinh lớp 5 đang bới tìm sách trong trong đống sách cũ. Thầy giáo Hiệp giải thích, các em học xong để sách lại lớp chứ không được mang về”. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, thầy Hiệp tiếp: “Phần do đi lại khó khăn, mưa gió có thể làm hư sách, phần vì nhiều em mang về nhà hôm trời mưa, cha mẹ “bí quá, xé vài trang nhóm bếp, hoặc quấn thuốc hút.

12-14-03_nh_6
Lớp học của thầy Hiệp

Cô giáo Thái Thị Hòa kể, năm nay là lần thứ 2 cô được trường phân công lên điểm trường PYầu dạy học. “Dù điều kiện ở đây còn vô cùng khó khăn, mỗi lần đi cả tuần mới về, trong khi con nhỏ phó mặc cho chồng, nhiều lúc nhìn thấy mấy đứa nhỏ, lại nhớ con muốn khóc, không ngủ được. Nhưng nghĩ đến các cháu ở làng, thấy thương lắm. Một tuần lại về, đâu có lâu bao nhiêu đâu. Trong khi ở đây, các cháu gần như cả đời sống trong khó khăn. Nghĩ thế, tôi lại có thêm nghị lực”, cô tâm sự.

Tuơng tự, cô Nguyễn Thị Hân (37 tuổi, giáo viên dạy lớp ghép 1-4) tâm sự: “Vợ chồng tôi có 2 con nhỏ, đang học mẫu giáo, nhưng mọi chuyện chăm con đều đặt lên vai chồng. Có lần anh ấy gọi bảo con sốt cao, phải nhập viện. Tôi nghe mà lòng như lửa đốt, nhưng không biết làm cách nào để về được, vì nếu về phải có ít nhất 2 người đi cùng nhau chứ không thể đi một mình… Mà đi 2 người cùng lúc thì ai dạy? May mắn là chồng tôi cũng thông cảm. Thêm nữa là mình cảm nhận thấy các em học sinh ở đây tiến bộ qua từng tháng học nên cũng thấy hạnh phúc”.

12-14-03_nh_8
12-14-03_nh_7
Lớp học của cô Hòa (trên), cô Hân (dưới)

Do học sinh điểm trường này đều là con em dân tộc Ba Na nên ngoài những khó khăn về điều kiện, vật chất, thầy cô ở điểm trường BYầu còn gặp không ít khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, phong tục. Và một trong những công việc gian nan nhất của giáo viên ở BYầu là đi tìm học trò.

“Cứ vào đầu năm học mới là giáo viên lại mất rất nhiều thời gian đi tìm, đi vận động các gia đình. Mỗi dịp hè, các em lại theo cha mẹ vào rừng, đi rẫy, mà đi rất sớm. 4 giờ sáng họ ra khỏi nhà rồi. Trong khi điều kiện đi lại đâu phải như ở đồng bằng. Nên mình muốn thuyết phục họ cho con đến lớp cũng phải dậy lúc đó. Nhiều khi đi cả ngày trong rừng, rẫy mà chỉ gặp được vài người. May mắn là sau khi nghe phân tích, bà con hiểu ra và chấp nhận cho con về lớp học. Mà khi đã đến lớp rồi thì các em rất siêng năng học, rất ngoan. Nhưng việc thuyết phục này chỉ có thầy Ch’Hơr làm hiệu quả”, cô Hoà nói.

12-14-03_nh_11
Thầy Ch’Hơ đang vận động em học trò đến lớp
12-14-03_nh_12
Các em học sinh lớp 5 tìm kiếm những quyển sách mới
12-14-03_nh_9
Các em học sinh rất ngoan và hứng thú học
12-14-03_nh_13
Cô giáo Hân đang chia củ sắn luộc cho các em cùng ăn sau giờ học
“BYầu là một trong những điểm trường xa nhất, đi lại khó khăn và nguy hiểm nhất của Lơ Pang. Đã có không ít thầy cô đi lên đó bị tai nạn, ngã gãy tay, chấn thương sọ não phải nghỉ việc. Chưa kể, mùa mưa thì dột, mùa nắng thì nóng bức. Cho nên, nếu không có nghị lực vô cùng lớn, đầy nhiệt huyết, có tâm với nghề, thì khó mà trụ được. Ý thức được tình cảm thầy cô dành cho mình, nên các em học sinh không chỉ ngoan mà còn rất chịu khó đến lớp học. Phụ huynh rất tin tưởng, coi thầy cô như ruột thịt, dù họ đều nghèo, nhưng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ”, thầy Nguyễn Văn Đắc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lơ Pang, xã Lơ Pang.

 

(Kiến thức gia đình số 35)

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.