| Hotline: 0983.970.780

"Chú trọng đúng mức thâm canh tăng năng suất và hạ giá thành"

Thứ Hai 20/01/2014 , 10:59 (GMT+7)

Đó là một trong 3 nội dung mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) quan tâm trong năm 2014 tại hội nghị tổng kết của VRG vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.

Đó là một trong 3 nội dung mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) quan tâm trong năm 2014 tại hội nghị tổng kết của VRG vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM. Đến tham dự và phát biểu chỉ đạo còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.

Theo báo cáo của VRG, năm 2013, tổng DT cao su của toàn Tập đoàn đạt 392.239 ha, tăng 9% so với năm 2012, trong đó DT cao su kinh doanh là 168.580 ha. Với mức giá 51,8 triệu đồng/tấn (NNVN đã đưa tin), giảm mạnh so với mức 91,6 triệu đồng/tấn năm 2011 nên doanh thu bị giảm hơn 3.000 tỷ so với năm 2011, tổng lợi nhuận cũng giảm hơn phân nửa với tỷ suất trước thuế/vốn ước đạt 21,4%.


Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết VRG ngày 17/1/2014 tại TP.HCM

Sang năm 2014, dự báo tình hình tiêu thụ cao su vẫn còn khó khăn, tuy nhiên VRG vẫn cố gắng duy trì mức tăng trưởng ổn định. Trong đó, nâng DT cao su khoảng 420.000 ha, sản lượng khai thác đạt 265.000 tấn. Về giá, theo dự báo thì cơ bản sẽ giữ mức hợp lý khoảng 52 triệu đồng/tấn. “Trong thời gian tới sẽ không có những biến động về giá cao su và sẽ không thể đạt mức trên 90 triệu đồng/tấn như năm 2011 vì đã qua thời kỳ đó và giờ là vào thời kỳ giá cả đi vào ổn định” - TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận cho biết.

Chính vì giá bán cao su giảm so với các năm trước, nên doanh thu và lợi nhuận của các Cty SX và kinh doanh cao su thành viên của VRG đều giảm so với kế hoạch. Chỉ riêng lợi nhuận trước thuế của VRG trong 3 năm trở lại đây đều giảm tương ứng với giá cao su. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của VRG là 11.838 tỉ đồng, năm 2012 là 8.311 tỉ đồng, còn năm 2013 chỉ còn 5.573 tỉ đồng, giảm xấp xỉ 52% so với năm 2011.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị VGR trong thời gian cần quan tâm đến 3 nội dung, trước hết là tổ chức nghiên cứu, định hướng phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn trung, dài hạn; hai là, tập trung nâng cao tính hiệu quả của SX bền vững, trong đó đi vào thâm canh tăng NS, hạ giá thành sản phẩm; ba là, tái cơ cấu ngành cao su theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao việc duy trì tăng trưởng, đảm bảo diện tích, đẩy mạnh tái cấu trúc và hợp tác đầu tư quốc tế của VRG trong điều kiện nhiều khó khăn như năm qua, đồng thời thống nhất phương hướng nhiệm vụ đề ra của VRG, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề định hướng quản lý chất lượng mủ, chế biến sâu và nâng cao NS, giá trị gia tăng để đảm bảo chỗ đứng, sức cạnh tranh của ngành cao su VN.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý VRG cần phối hợp với Hiệp hội cao su VN thống nhất quy trình chất lượng mang tầm cỡ quốc tế từ cây giống, khai thác, chế biến và phân phối, không để tình trạng thả nổi khâu quản lý chất lượng dẫn tới sản phẩm không đồng đều, khó cạnh tranh và ảnh hưởng tới thương hiệu cao su VN trên thị trường thế giới. "Tập đoàn cần đưa công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường công tác chế biến để tăng giá trị trên sản phẩm, chứ không thể để tình trạng tiêu thụ sơ chế chiếm tới 80%, đồng thời rà soát lại quy hoạch, tập trung vào diện tích tiểu điền đang có nhiều bất cập, không bền vững và việc chuyển đổi, lợi dụng trồng cây cao su để khai thác lâm sản trái phép như hiện nay" - Phó Thủ tướng nói.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm