| Hotline: 0983.970.780

Chú trọng xã hội hóa nghề rừng

Thứ Ba 08/01/2019 , 14:01 (GMT+7)

 Đó là Cty TNHH MTV Lâm sản Bình Thuận, nhờ thực hiện mô hình lâm nghiệp xã hội nên trong năm 2018 đơn vị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao.

Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng diện tích rừng và đất rừng hơn 17.673 ha, với nhiệm vụ chính là trồng rừng nguyên liệu, khai thác chế biến gỗ và kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp. Trong năm 2018, với quyết tâm, cố gắng vượt bậc toàn Cty đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch trên giao.

09-30-57-2133421348
Rừng trồng của Cty Lâm nghiệp Bình Thuận

Ông Nguyễn Tiến Dũng, TGĐ Cty cho biết, trong công tác gieo ươm Cty đã SX hơn 3,2 triệu cây giống; trồng hơn 815 ha rừng, đạt hơn 93% kế hoạch. Trong công tác QLBVR Cty cũng đạt 100% kế hoạch. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt, với doanh thu hơn 62 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 2,68 tỷ đồng và nộp ngân sách hơn 25,7 tỷ đồng. Đặc biệt, Cty đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và được tổ chức quốc tế GFA của CHLB Đức cấp Chứng chỉ rừng (FM/COC) với hơn 9.793 ha.

 Cty cũng đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Thời gian qua, Cty đã giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên được 1.622,3 ha cho 50 hộ đồng bào dân tộc tại thôn Tân Quang, xã Sông Phan (Hàm Tân) và giao khoán bảo vệ rừng trồng với 241,9 ha cho 2 hộ tại xã Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam). Và, trong năm 2019, Cty tiếp tục ký kết giao khoán thêm 350 ha rừng nữa cho 11 hộ trên địa bàn các xã Tân Tiến (TX Lagi); xã Hàm Cần (Hàm Thuận Nam) và xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc).

 Trải qua 22 năm kinh nghiệm trồng rừng, đến nay Cty đã đạt được được nhiều kết quả đáng mừng. Thứ nhất, Cty đã trồng được gần 10.000ha rừng (5.273 ha keo lai, 3.651 ha rừng bạch đàn và 1.050 ha rừng cao su), tạo được vùng nguyên liệu lớn cho DN và tỉnh nhà. Thứ hai, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

09-30-57-4133421145
Vườn ươm của Cty

 Thứ ba là công tác môi trường, tạo được diện tích lớn rừng trồng, tăng độ che phủ rừng, góp phần chống BĐKH, chống sa mạc hóa, chống cát bay… cải thiện môi trường. Thứ tư là bảo vệ được một quỹ đất có diện tích lớn rừng và đất rừng cho tỉnh nhà, khi tỉnh có nhu cầu thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, phát triển KT-XH. Thứ năm, Cty đã đóng góp lớn cho ngân sách cho tỉnh nhà và thực hiện tốt mối quan hệ cộng đồng với các địa phương có thực hiện dự án.

 Đơn vị cũng vinh dự là một trong những DN quốc doanh ngành lâm nghiệp ở khu vực Đông Nam bộ trồng rừng đạt tiêu chuẩn FSC quốc tế và thực hiện tốt phương án quản lý rừng bền vững. Theo đó, từ năm 2017, Cty đã SX kinh doanh theo phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Nhờ đó, từ năm 2017 đến nay tình trạng khai thác rừng trái phép, dân vào lấn chiếm đất, gây cháy rừng... đã giảm đáng kể.

 Từ những kết quả trên, những năm tiếp theo Cty tiếp tục duy trì chính sách lâm nghiệp xã hội- giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc, bà con sống ở vùng ven dự án có hoàn cảnh khó khăn, tiến đến đa dạng hóa mô hình, xã hội hóa nghề rừng. Thực hiện công tác lâm sinh, đảm bảo duy trì được quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng năm 2019; phấn đấu doanh thu hơn 70 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 3,735 tỷ đồng; nộp ngân sách 6,446 tỷ đồng...

Cty sẽ quy hoạch lại toàn bộ rừng trồng phù hợp với quyết định phê duyệt điều chỉnh của UBND tỉnh và xây dựng quy trình trồng rừng phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững theo tiêu chí của tổ chức GFA. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, học tập, thực hành kỹ thuật trồng rừng, cây giống và áp dụng KHKT, công nghệ vào SX. Khai thác lợi thế đất đai, nhân rộng mô hình thâm canh rừng trồng, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng năng suất rừng trồng đúng quy trình kỹ thuật, với gần 10.000 ha đã được cấp giấy chứng chỉ rừng FM/CoC quốc tế.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm