| Hotline: 0983.970.780

“Chữa bệnh” cho công trình khí sinh học

Thứ Ba 02/12/2014 , 09:49 (GMT+7)

Dưới đây là cách khắc phục một số sự cố thường gặp đối với công trình biogas được BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp khuyến cáo người sử dụng nên tuân thủ.

Công nghệ khí sinh học (KSH) là một giải pháp hữu ích trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Ngày càng nhiều trang trại, gia trại được đầu tư xây dựng công trình biogas.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, công trình biogas có thể xảy ra những sự cố và không phải ai cũng biết cách khắc phục.

Dưới đây là cách khắc phục một số sự cố thường gặp đối với công trình biogas được BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp khuyến cáo người sử dụng nên tuân thủ.

Những cố thường gặp và cách khắc phục:

- Nguyên liệu nạp vào có vấn đề (bị nhiễm độc tố, tỷ lệ nước pha không chuẩn, không đủ lượng nạp bổ sung): Cần nạp lại nguyên liệu bổ sung đầy đủ, có chất lượng tốt, tỷ lệ pha nước + phân thải chuẩn, độ pH phù hợp. Trường hợp không có khí sinh ra nữa là do dịch phân đã bị nhiễm độc, phải nạp lại toàn bộ.

- Thời tiết quá lạnh: Cần ủ ấm cho bể phân giải (bằng cách đắp thêm đất lên vòm chứa khí) và đợi thời tiết ấm lại.

- Có chỗ rò rỉ khí: Kiểm tra lại các chỗ có khả năng rò rỉ ở vòm chứa khí, nếu thấy có bong bóng nước ở trên bề mặt tức là có hiện tượng rò rỉ, cần tiến hành mở nắp bể và trát kín, sau đó đóng nắp lại.

Trường hợp ống khí hoặc van bị rò rỉ, nên dùng bọt xà phòng để kiểm tra điểm bị rò rỉ ở van hay đầu nối ống dẫn khí và sửa chữa hoặc thay thế.

- Hầm chứa nguyên liệu hình thành lớp váng dày bịt kín không cho khí thoát lên: Chúng ta có thể lấy bỏ váng đi; lắp thêm bộ khuấy phá váng. Song song với đó, cần đảm bảo tỷ lệ pha loãng thích hợp, không nạp các cơ chất dễ tạo váng. Định kỳ lấy bỏ váng và lắng cặn trong hầm chứa nguyên liệu.

- Thừa khí sử dụng: Cần giảm bớt lượng nguyên liệu nhập vào, thay thế dụng cụ nấu có công suất phù hợp; tăng cường dùng khí (bán hoặc chia sẻ cho hàng xóm nếu không dùng hết, không được xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm).

- Khí quá hôi và các bộ phận kim loại bị hoen gỉ, đen: Đó là vì khí chứa quá nhiều H2S, cần giảm nạp chất thải người, chất thải gà và lắp thêm bộ lọc H2S trước khi sử dụng đun nấu.

Đảm bảo an toàn:

- KSH có thể nổ khi được trộn lẫn với không khí ở tỷ lệ 6 - 25%. Vì vậy, khi lắp đặt công trình KSH cần lưu ý: Không được lắp đường ống đi qua những nơi dễ cháy nổ để đề phòng hỏa hoạn. Phải lắp đặt dụng cụ sử dụng như bếp, đèn… ở nơi dễ thao tác, không bị gió lùa, xa vật dễ bắt lửa.

-Nếu trong bộ phận chứa khí hoặc đường ống có không khí cần phải đẩy hết không khí ra ngoài trước khi sử dụng.

-Khi ngửi thấy mùi hăng của KSH chứng tỏ khí có KSH trong không khí. Khi đó cần khóa van tổng để kiểm tra và tuyệt đối cấm lửa. Không được bật diêm, hút thuốc, dùng đèn dầu…

KSH nói chung không độc nhưng không duy trì sự sống nên gây ngạt. Tuy nhiên, trong thành phần của nó có khí H2S mùi trứng thối. Nếu hàm lượng khí này cao thì KSH cũng độc hại, gây choáng váng và đau đầu, do vậy phải nhanh chóng mở cửa và làm thông thoáng không khí rồi đóng van tổng và tìm nơi rò rỉ để khắc phục.

Khi cần xuống bể phân giải, phải tuân thủ những quy định sau đây:

- Tháo và nhấc nắp ra khỏi bể.

- Đợi cho KSH thoát ra hết. Có thể quạt không khí vào bể để đẩy KSH ra. Kiểm tra lại sự an toàn của không khí bằng cách thả một con vật vào trong bể trong khoảng 5 - 10 phút, nếu con vật vẫn sống thì người có thể xuống.

- Làm việc phải có người ở trên theo dõi và phải buộc dây an toàn để khi cấp cứu có thể được người ở trên kéo lên khỏi bể.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm