| Hotline: 0983.970.780

Chữa bệnh khí hư

Thứ Ba 30/11/2010 , 10:11 (GMT+7)

Bệnh khí hư y học cổ truyền gọi là đái hạ. Người xưa căn cứ vào năm sắc mà chia năm loại: Xích đái, bạch đái, hoàng đái, thanh đái, hắc đái.

Bệnh khí hư y học cổ truyền gọi là đái hạ. Người xưa căn cứ vào năm sắc mà chia năm loại: Xích đái, bạch đái, hoàng đái, thanh đái, hắc đái. Khí hư có 5 thể bệnh sau:

1. Tỳ hư

Khí hư sắc trắng, như nước bọt, không hôi thối, lưng bụng không đầy đau, kinh nguyệt thường, da trắng bạc, tinh thần mỏi mệt, tay chân lạnh, ỉa sột sệt, nước tiểu trong và nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn nhược.

Phép chữa: Bổ tỳ ích khí

Bài thuốc: Bố chính sâm (tẩm gừng sao vàng) 40g, vỏ hạt sen (sao vàng) 20g, sa nhân (nếu không có thay bằng ngải cứu khô) 10g, vỏ quýt 12g, tỳ giải 20g, củ sả (sao) 12g, ý dĩ (sao vàng) 40g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, sấy khô, tán nhỏ rây mịn, huyền hồ làm viên bằng hạt ngô nhỏ. Mỗi lần uống 20g ngày 2 lần, sáng và tối.

2. Thấp nhiệt

Khí hư ra nhiều, có khi lẫn huyết, chất đặc dính, hơi hôi, đầu váng và nặng, mỏi mệt, khát mà không uống nước nhiều, bứt rứt ít ngủ, đại tiện thông thường, tiểu tiện đỏ sẻn, hoặc đi nhiều mà buốt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

Phép chữa: Thanh nhiệt trừ thấp (dịu nóng, trừ thấp)

Bài thuốc: Khiếm thực (sao vàng) 40g, ý dĩ (sao vàng) 40g, hoa mã đề 20g, hoa mào gà 20g, vỏ núc nác (sao rượu) 20g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, sấy khô, tán nhỏ, rây mịn, bỏ lọ, nút kín để dùng. Mỗi lần uống 20g ngày 2 lần, sáng và tối.

3. Đàm thấp 

Người béo mập, khí hư ra nhiều, hình như đờm, đầu nặng xây xẩm, miệng nhạt, có nhớt, ngực tức bụng đầy, ăn ít đờm nhiều, thở mạnh và gấp, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt.

Phép chữa: Trừ thấp, kiện tỳ, hóa đàm.

Phép chữa: Thổ phục linh (sao vàng) 20g, vỏ quýt (bỏ màng trắng) 16g, bán hạ (chế) 16g, vỏ rụt (sao) 20g, củ gấu (sao với đồng tiện) 20g, chỉ xác 12g, gừng sống 8g.

Cách dùng: Các vị đều sao vàng, cho vào ấm đổ 600ml nước sắc còn 300ml. Mỗi lần uống 150ml, ngày 2 lần sáng và tối.

4. Can uất 

Khí hư màu đỏ nhợt hoặc trắng, chất đặc dính, dai dẳng không dứt, hành kinh không nhất định ngày, tinh thần không thư thái, dưới sườn đầy, miệng đắng, cổ khô, mặt vàng nhuận, đại tiện thường, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi trắng vàng lẫn lộn, mạch huyền.

Phép chữa: Điều can, giải uất, thanh nhiệt (điều hòa gan, thư uất, dịu nóng).

Bài thuốc: Xích đồng nam (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 450ml.

5. Thận hư 

Khí hư ra trắng, như lòng trắng trứng gà, lâu ngày không hết, sắc mặt sạm tối, đại tiện sền sệt, nước tiểu trong và nhiều, eo lưng đau nhiều, bụng dưới đau, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm tế.

Phép chữa: Bổ thận

Bài thuốc: Khiếm thực (sao vàng) 40g, hà thủ ô (chế) 40g, lộc giác sương (sao vàng) 40g, mẫu lệ (nung kỹ) 40g, đậu đen (sao kỹ) 40g.

Cách dùng: Các vị sao chế xong, sấy khô, tán nhỏ, luyện hồ làm viên, bằng hạt ngô nhỏ. Mỗi lần uống 20g, ngày 2 lần sáng và tối.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất