| Hotline: 0983.970.780

Chưa biết “mực xé” làm từ chất liệu gì?

Thứ Tư 03/11/2010 , 09:22 (GMT+7)

Qua xét nghiệm, không phát hiện thấy phẩm màu kiềm và xenluloza nhưng hàm lượng hàm lượng protein chỉ có 33,39g (bằng 55,55% tiêu chuẩn); hàm lượng lipit chỉ có 0,75g (bằng 16,66% tiêu chuẩn).

Theo kết quả giám định của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), trong 100g mẫu mực xé mà Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hải Phòng) gửi xét nghiệm, không phát hiện thấy phẩm màu kiềm và xenluloza nhưng hàm lượng hàm lượng protein chỉ có 33,39g (bằng 55,55% tiêu chuẩn); hàm lượng lipit chỉ có 0,75g (bằng 16,66% tiêu chuẩn) và hàm lượng tro tro là 5,83g.

>> Chưa phát hiện ''mực cao su'' tại Việt Nam
>> Thận trọng khi chọn ăn mực khô

Theo Bảng thành phần các loại thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, thành phần dinh dưỡng trong 100g mực khô có hàm lượng protein 60,1g, hàm lượng lipit 4,5g và hàm lượng tro 6,7g. Đặc biệt, mực nguyên chất khô không chứa xenluloza và không có màu kiềm, chính vì vậy câu hỏi dư luận đặt ra là có hay không mực khô làm từ cao su hiện vẫn chưa có câu trả lời.

Trước đó ngày 30/10, Chi Cục Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng tiêu hủy hơn 1 tấn mực khô xé không rõ nguồn gốc thu giữ được từ một chiếc xe khách mang biển kiểm soát Nghệ An khi chiếc xe này đang tiến hành nhận hàng tại địa phận Hải Phòng nghi là làm từ cao su.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm