| Hotline: 0983.970.780

Chưa rõ nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt tại Hà Tĩnh

Thứ Tư 11/03/2015 , 06:10 (GMT+7)

Ngày 10/3, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 19/2 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có khoảng trên 650 tấn ngao bị chết.

Số ngao bị chết tập trung tại 4 xã, ở hai huyện là Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, với tổng diện tích gần 68 ha của 36 hộ dân. Ước tính, thiệt hại của người dân khoảng trên 8 tỷ đồng.

Ngay sau khi nhận được thông tin ngao chết hàng loạt, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã kịp thời phối hợp với Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y) lấy mẫu xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho âm tính với bệnh ký sinh trùng và bệnh Perkinsus (bệnh nguy hiểm ở ngao).

Để tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân khiến tình trạng ngao chết hàng loạt, trong hai ngày 8 và 9/3, Cục Thú y đã thành lập đoàn kiểm tra do ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương làm trưởng đoàn về hiện trường nắm thông tin, tiếp tục lấy mẫu nước, mẫu ngao bị chết.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh, hiện tượng ngao chết được phát hiện vào ngày 19/2, ngao chết rải rác tại các bãi ngao thuộc xã Cẩm Lĩnh và thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) với tổng diện tích nuôi 38,6ha/21 hộ. Đến ngày 27/2, ngao chết hàng loạt với tỷ lệ chết lên tới 90%.

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại ở tỉnh Hà Tĩnh ngao chết không chỉ xảy ra ở hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, mà tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, ngao nuôi ở đây cũng đang có tình trạng chết hàng loạt kể từ ngày 5/3 tới nay.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm