| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị cho vụ hè thu

Thứ Sáu 28/02/2014 , 11:32 (GMT+7)

Vụ HT ở ĐBSCL thường bó hẹp về thời gian do phải thu hoạch trước 15/8 chạy lũ và cày ải xử lý ruộng đồng nên gặp nhiều bất lợi.

Vụ HT ở ĐBSCL thường bó hẹp về thời gian do phải thu hoạch trước 15/8 chạy lũ và cày ải xử lý ruộng đồng nên gặp nhiều bất lợi.

Do xuống giống trong điều kiện nắng nóng, xen kẽ cơn mưa đầu vụ nên ruộng dễ bị phèn nhiều. Vả lại ít thời gian làm đất, phơi đất nên cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ. Cây sinh trưởng trong mùa này không thuận lợi (mùa mưa, trời nhiều mây, lượng bức xạ kém) dẫn đến năng suất vụ HT thường giảm nhiều. Chính vì vậy cần áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp để đảm bảo hiệu quả. Xin giới thiệu một số biện pháp cho vụ HT như sau:

Giống: Trong vụ này, bà con nên sử dụng các giống đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo như OM 4498, IR 64, OM 576… Ngoài tính kháng rầy, bà con cũng cần lưu ý đến tính cứng cây của giống vì vụ HT lúa dễ đổ ngã gây khó khăn cho thu hoạch. Nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80 - 100 kg/ha còn sạ lan thì lượng giống từ 100 - 120 kg/ha.


NPK chuyên dùng bón lúa Lúa TE-02 bón thúc lần 3

Bón phân: Đây là khâu hết sức quan trọng nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, cứng cây, khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ tốt. Đặc biệt, cần chú ý phải bón phân cân đối giữa các chất đạm, lân kali và trung, vi lượng... (không bón thừa đạm vì làm sâu bệnh dễ tấn công và dễ đổ ngã). Nếu bón phân cân đối, hợp lý, lúa sẽ phát triển tốt, sức chống chịu sâu bệnh cao, năng suất chắc chắn sẽ cao.

Sau nhiều năm gắn bó với nông dân ĐBSCL, nghiên cứu thổ dưỡng và rút tỉa kinh nghiệm từ những nông dân giỏi, Cty CP Phân bón Việt Mỹ (AVF) đã SX ra bộ sản phẩm chuyên dùng cho lúa, dùng bón cho vụ HT để mùa vụ đạt năng suất ổn định, chi phí thấp hiệu quả cao.

Quy trình sử dụng như sau:

Đợt 1: Bón sản phẩm VM - Lót (hoặc SP Tốt - Lân Hạt) trước khi gieo sạ nhằm cải tạo đất, hạn chế phèn và bổ sung các trung vi lượng, vi sinh vật có lợi cho đồng ruộng. Lượng bón 400 - 500 kg/ha. 7 - 10 ngày sau sạ bón phân Việt Mỹ Lúa TE-01 (20-12-5+TE) với lượng 150 - 200 kg/ha nhằm giúp cây ra rễ mạnh, vươn cao nhanh, sớm đẻ nhánh.

Đợt 2: 15 - 20 ngày sau sạ, bón phân Việt Mỹ Lúa TE-01 (20-12-5+TE) với lượng 150 - 200 kg/ha nhằm giúp lúa đẻ nhánh mạnh, đẻ tập trung lúa thành thục sớm.

Đợt 3: 40 - 45 ngày sau sạ, bón phân Việt Mỹ Lúa TE-02 (18-4-20+TE) với lượng 100 - 120 kg/ha nhằm giúp đòng to khỏe, lúa trỗ tập trung, bông to, nhiều hạt chắc, năng suất cao, hạt sáng màu, chất lượng gạo tốt.

Quản lý nước: Sau khi làm ruộng bón lót xong để ruộng cho ráo khi sạ, khi lúa đủ 7 - 10 ngày cho nước vào ruộng để bón phân, mực nước từ 1 - 3 cm và giữ mực nước này cho đến bón phân đợt 2. Sau khi bón phân thúc đẻ nhánh thì mực nước không được vượt quá 5 cm. Đến khi lúa đẻ nhánh kín hàng (khoảng 30 - 40 ngày sau khi sạ) thì rút nước cho cạn nhằm giúp bộ rễ phát triển tốt hơn lúa cứng cây đến.

Khi 2/3 lúa trên ruộng chuyển sang vàng chanh, đất bắt đầu có đường rạn chân chim thì cho nước vào để bón phân đón đòng và mực nước khi này không vượt quá 5 cm. Mực nước này giữ cho đến khi lúa vào chắc chín sáp.

Trước thu hoạch 5 - 7 ngày (đối với ruộng cao), khoảng 10 - 15 (đối với ruộng trũng) thì tháo nước ra để đất khô nhằm cho lúa chắc hạt và thuận lợi cho việc thu hoạch cả bằng tay cũng như bằng máy.

Sử dụng phân bón Việt Mỹ chuyên dùng theo quy trình trên, bà con nông dân sẽ có được lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, đạt năng suất cao và thu được nhiều lợi nhuận. Những sản phẩm NPK truyền thống dùng bón cho lúa của Cty mà nông dân tin dùng như 20-20-0, 23-23-0, 25-25-5+TE, 16-16-8-9S+TE, 20-20-15+TE…

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất