| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị phẫu thuật cho cô bé mang 'mai rùa' trên lưng hiếm gặp

Thứ Sáu 26/08/2016 , 14:40 (GMT+7)

Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện và là trường hợp thứ 2 trên thế giới. Ca bệnh cũng được xếp vào một trong 8 ca dị nhất thế giới.


Bác sĩ Hiếu khám cho cô bé “mai rùa”. ẢNH: NGUYÊN MI
 

Sáng nay (26.8), bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, bệnh nhi T.T.N.T. (10 tuổi, ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) có khối bướu lớn (kích thước hơn 20 cm) trên lưng như mai rùa, xung quanh có nhiều bướu nhỏ (bướu vệ tinh).

Mẹ của bé cho biết, khi mới sinh, bé đã có khối bướu trên lưng. Khi đó, bướu chỉ nhỏ bằng quả quýt. Khối bướu lớn lên từng ngày theo sự trưởng thành của bé. “Bé rất mặc cảm, tự ti nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên trước giờ chưa đưa đi khám, chữa”.

Theo bác sĩ Hiếu, đây là bướu hắc tố bẩm sinh. Nếu không phẫu thuật, đến khi khối bướu phát triển quá lớn thì sẽ không thể bóc tách được nữa. Như vậy bé phải mang khối bướu trên lưng suốt đời.

“Mặc dù ban đầu bướu có tính chất lành tính nhưng khả năng ung thư hóa về sau rất cao, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Hiếu đánh giá.

Bác sĩ Hiếu cho biết đây là trường hợp cực kỳ hiếm. Cho đến nay, y văn thế giới chỉ ghi nhận một trường hợp mắc phải là cậu bé 6 tuổi, người Colombia, đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Great Ormond Street (London, Anh) phẫu thuật thành công.

Ca bệnh này cũng được xếp vào một trong 8 ca dị nhất thế giới.

Dự kiến, vào thứ 2 (29.8), ekip khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1, sẽ tiến hành phẫu thuật để bóc khối bướu ra và ghép da vùng lưng cho bé.

Ca phẫu thuật dự kiến sẽ kéo dài ít nhất là 3 giờ với ekip 8 bác sĩ.

“Khó khăn lớn nhất của ca phẫu thuật là nghiên cứu phương án bóc tách khối bướu và tính toán việc lấy da vùng đùi để ghép che khoảng trống khối u. Tuy nhiên, các bác sĩ đánh giá ca phẫu thuật nằm trong khả năng các bác sĩ bệnh viện có thể thực hiện”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Được biết, gia đình bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Đưa con đến bệnh viện khám lần này, mẹ của bé chỉ có 600.000 đồng. “Tiền xe lên đây và tiền sinh hoạt giờ đã hết 300.000 đồng”, mẹ bé T. kể.

Hiện tại, việc ăn uống và viện phí của bé đều được Phòng trợ giúp xã hội của Bệnh viện Nhi đồng 1 hỗ trợ.

 

(thanhnien.vn)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm