| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị quýt hồng bán Tết

Thứ Tư 14/12/2011 , 09:53 (GMT+7)

Hiện tại các nhà vườn vùng Bảy Núi (An Giang) đang khẩn trương chăm sóc vườn cây ăn trái chờ bán Tết. Trong số đó, nổi tiếng nhất là cây quýt hồng núi Cấm.

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hiện tại các nhà vườn vùng Bảy Núi (An Giang) đang khẩn trương chăm sóc vườn cây ăn trái để mong có năng suất cao và bán được giá. Trong số đó, nổi tiếng nhất là cây quýt hồng núi Cấm.

Vào những ngày này, đến núi Cấm, xã An Hảo (Tịnh Biên - An Giang), đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân tất bật chăm chút lại mảnh vườn. Vượt độ cao khoảng 600 m, đến xem khu vườn rộng chừng 5 ha của gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở ấp Vồ Bà, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước vườn cây trái sum suê đang chờ thu hoạch vào dịp cuối năm. Với diện tích này, ông Trung trồng khoảng 1.000 gốc quýt đường, quýt hồng và mãng cầu xiêm. Trong đó, quýt hồng chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì đây là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Theo ông Trung, sở dĩ cây quýt hồng bám rễ được trên vùng đồi này là nhờ được thiên nhiên ban tặng cho một lượng khá lớn đất thịt. Tận dụng lợi thế đó, người dân đã biết khai thác tiềm năng một cách hiệu quả bằng cách lập vườn trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, quýt hồng cũng như các loại cây ăn trái khác thường thu hoạch vào những tháng trước Tết nên dễ rơi vào cảnh “đụng chợ” với trái cây miệt đồng bằng, bán không có giá.

Do đó, ông Trung và một vài nông dân đã nghĩ ra cách cho cây trổ trái nghịch mùa vào ngay dịp Tết. “Ban đầu, mới bắt tay vào làm cũng gặp không ít khó khăn. Do không nắm vững kỹ thuật nên cây quýt cũng cho trái dịp Tết nhưng rất ít. Tui đi xuống tận miệt Tiền Giang, Vĩnh Long để học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn lâu năm ở đó về áp dụng và hiệu quả cũng từ từ nâng lên. Bây giờ đã yên tâm rồi”, ông Trung tự tin nói.

“Bây giờ làm vườn trên núi khỏe hơn trước rất nhiều. Mình bẻ trái rồi gom đống để đó là sẽ có mối lái từ dưới đồng bằng đến tận vườn mua với giá cả thỏa thuận. Cái thời gồng gánh trái cây trên vai xuống núi cân cho lái đã qua rồi”, ông Được khoe.

Không chỉ riêng khu vực Vồ Bà, vào thời điểm này, đi dọc theo Vồ Thiên Tuế, Vồ Đầu lên điện Bồ Hông hay lội sang điện Mẹ, điện 13, người dân cũng đang tất bật tỉa nhánh, chiết cành cho khu vườn của mình để chuẩn bị bán Tết.

Ông Trần Văn Được, một trong những người dân ở Vồ Thiên Tuế đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng để làm giàu. Ông Được cho biết, hơn chục năm về trước, toàn bộ đất đai trong khu vực này chỉ trồng các loại rau màu. Làm thì cực nhọc mà thu nhập chẳng có là bao. Nhiều người tự tìm ra cách thoát nghèo bằng việc cải tạo vườn tạp để trồng các giống cây mới như quýt hồng, sầu riêng, bưởi da xanh và có hiệu quả khả quan.

Cũng như những người dân khác, sau khi học hỏi kinh nghiệm cho cây ra trái mùa nghịch của các nhà vườn đi trước, ông Được tận dụng toàn bộ 3 ha đất núi để 500 gốc cây ăn trái các loại. Trong đó, cây quýt đường được trồng phổ biến và cho thu nhập khá ổn định. Trong dịp Tết này ông Được hy vọng giá quýt hồng giữ được mức 10.000 đồng/kg. Và nếu không có gì biến động, dịp Tết này gia đình ông cầm chắc có lãi trên 50 triệu đồng từ thu hoạch trái cây.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất