| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị tốt các điều kiện đối phó hạn, mặn trong vụ đông xuân

Thứ Năm 06/10/2016 , 07:01 (GMT+7)

Tại TP Vị Thanh, Hậu Giang, Bộ NN-PTNT đã tổ chức cuộc họp sơ kết sản xuất vụ thu đông, mùa 2016, triển khai kế hoạch sản xuất vụ ĐX 2016-2017 vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị.

Được mùa trong gian khó

Tại hội nghị, Cục Trồng trọt đã đánh giá kết quả sản xuất lúa năm 2016. Theo đó, vụ ĐX 2015-2016 toàn vùng Nam bộ xuống giống được trên 1,62 triệu ha lúa, giảm trên 8.000 ha, năng suất đạt 6,44 tấn/ha, giảm 0,61 tấn/ha, sản lượng đạt 10,493 triệu tấn, giảm hơn 1,063 triệu tấn so với vụ ĐX 2014-2015.

Nguyên nhân dẫn đến “3 giảm”: diện tích, năng suất và sản lượng là do trận hạn, mặn lịch sử đã làm 93.898 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó thiệt hại trên 85.000 ha.

Vụ HT và TĐ 2016 diện tích gieo sạ trong vùng đều giảm nhưng bù lại năng suất tăng tương ứng 0,157 – 0,262 tấn/ha. Cụ thể vụ HT toàn vùng gieo sạ 1,74 triệu ha, giảm hơn 18.000 ha, năng suất đạt 5,59 tấn/ha, sản lượng 9,784 triệu tấn. Vụ TĐ gieo sạ 826.443 ha, giảm 16.697 ha, năng suất ước đạt 5,55 tấn/ha, sản lượng 4,588 tiệu tấn...

 

Chủ động xuống giống sớm

Tình hình hạn, mặn năm 2017 được dự báo bớt gay gắt hơn so với năm 2016 nhưng những tác động của nó được đánh giá không thua kém nếu không có biệt pháp ứng phó kịp thời.

Đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ và Tổng cục Thủy lợi  đều có chung nhận định, năm nay lũ nhỏ, hạn, mặn sẽ song hành. Theo đó, mặn sẽ xâm nhập sớm (khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1). Độ mặn 4%o sẽ xâm nhập vào vùng ven biển ĐBSCL từ 50-55 km, nếu gặp triều cường có thể lấn sâu 60 km.

GS.TS Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho rằng, thiên tai chúng ta có thể dự báo được, nhưng thủy điện xả nước vào thời điểm nào, xả bao nhiêu thì không thể dụ báo. Giải pháp tốt nhất là chủ động đắp các đập đa cấp, cộng với máy bơm để tích nước ngọt trên các hồ, kênh… Vùng không thể lấy được nước ngọt thì tích nước mưa trong hệ thống thủy lợi, ao.

Để phòng, tránh hạn mặn cần nhiều giải pháp, trong đó cơ cấu mùa vụ xuống giống hợp lý là giải pháp quan trọng. Vụ ĐX 2016-2017, toàn vùng Nam bộ sẽ gieo sạ 1.624.560 ha, giảm 4.928 ha. Cục Trồng trọt dự báo, nguồn nước cho sản xuất lúa ĐX 2016-2017 sẽ gặp nhiều khó khăn như ĐX 2015-2016.

Cục Trồng trọt khuyến cáo xuống giống sớm trong tháng 10 sẽ có nhiều cơ hội tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển, những vùng đã bị thiệt hại do hạn mặn năm 2015-2016. Mặt khác, theo nhiều dự báo thì việc thiếu nước trong mùa khô dẫn đến xâm nhập mặn sớm, sâu hơn và cường độ cao vẫn xảy ra do thiếu nước từ thượng nguồn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh: Phải chuẩn bị tốt các điều kiện đối phó hạn, mặn

16-36-07_6-thu-truong-le-quoc-donh
 

Trận hạn, mặn lịch sử đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm. Các địa phương cũng chủ động hơn trong việc tìm ra các giải pháp thích ứng, tái cơ cấu lại ngành cho phù hợp. Nhất là trong sản xuất lúa, giải pháp cốt lõi nhất vẫn là tuân thủ lịch thời vụ khuyến cáo cho từng địa phương. 

Cơ cấu lại bộ giống, mỗi địa phương chỉ chọn 2-3 giống chủ lực, vùng nào có điều kiện thì làm lúa thơm, lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Vùng ven biển thì chọn giống có thể chống chịu mặn để canh tác, giảm thiệt hại. 

Bên cạnh việc đầu tư công trình phải chú trọng các giải pháp kỹ thuật như: giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí vật tư đầu vào, tưới tiết kiệm, canh tác lúa thông minh, chương trình Vnsat, cánh đồng lớn… để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Các địa phương phải chuẩn bị tốt các điều kiện để đối phó với hạn, mặn; phòng chống dịch bệnh. Tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại kép: thiên tai và dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang: Điều chỉnh sản xuất phù hợp 

16-36-07_1-ong-nguyen-vn-dong-hu-ging
 

Trước tình hình không có lũ, Hậu Giang đã chuẩn bị tinh thần phòng chống hạn, mặn xâm nhập như đợt thiên tai lịch sử vừa qua. Trước hết là điều chỉnh lại sản xuất cho phù hợp. Vụ ĐX 2016-2017 sẽ gieo sạ sớm ngay từ tháng 10 này, khoảng 30.000 ha. Diện tích còn lại cũng sẽ kết thúc gieo sạ sớm hơn mọi năm để né hạn, mặn cuối vụ.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang: Cắt giảm diện tích lúa

16-36-07_2-ong-co-vn-ho-tien-ging
 

Trận hạn, mặn vừa qua đã làm cho 4.000 ha lúa ĐX 2015-2016 và 5.000 ha lúa HT 2016 của tỉnh bị thiệt hại. 

Vì vậy, tỉnh phải khẩn trương quy hoạch lại sản xuất. Trong đó, cắt giảm diện tích gieo sạ ở những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước ngọt, chuyển sang cây trồng cạn, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò, dê. Những vùng có nguy cơ bị thiệt hại chỉ làm lúa 2 vụ/năm, gồm ĐX sớm hoặc HT và TĐ. 

Tập trung chuyển giao các giải pháp kỹ thuật cho nông dân như: giảm lượng giống gieo sạ, 3 giảm – 3 tăng, 1 phải – 5 giảm, tưới ướt, khô xen kẽ để tiết kiệm nước.

Bà Phan Thị Thu Sương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre: Quyết tâm không để lúa ĐX bị thiệt hại

16-36-07_3-b-phn-thi-thu-suong-ben-tre
 

Bến Tre sẽ đi theo hướng sản xuất 2 vụ lúa ăn chắc, gồm ĐX sớm và HT muộn, bỏ vụ lúa TĐ. Tỉnh đã cơ cấu lại mùa vụ, cây trồng vật nuôi với quyết tâm không để thiệt hại xảy ra trên lúa, cây ăn trái và vùng cây giống. Về giải pháp, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, ban hành tập tài liệu về phòng chống hạn, mặn để phân phát cho dân, phát động phong trào trữ nước mưa để sử dụng lâu dài trong mùa khô.

ThS Lê Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng Cây Lương thực – Thực phẩm (Cục Trồng trọt): Tuân thủ lịch thời vụ

16-36-07_4-ths-le-thnh-tung
 

Hiện nay, chưa có giống lúa thuần nào chịu được độ mặn trên 5%o mà vẫn cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, phải tính tới các giải pháp kỹ thuật khác, trong đó việc tuân thủ khuyến cáo về lịch thời vụ của ngành chức năng để tránh thiệt hại là rất cần thiết. Năm nay lũ nhỏ, quỹ thời gian cung cấp nước ngọt phục vụ cho sản xuất không nhiều.

Vì vậy, cần phải xuống giống lúa ĐX sớm ngay từ tháng 10 để tận dụng nguồn nước lũ còn lại. Các địa phương trong cùng tiểu vùng cần chia sẻ nguồn nước ngọt hiếm hoi với nhau, bằng cách gieo sạ lệch nhau để tránh đồng loạt lấy nước cùng lúc.

 

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất