| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn quốc gia là đây!

Thứ Ba 10/12/2013 , 10:26 (GMT+7)

Trong công cuộc chạy đua để đạt chuẩn quốc gia có lắm chuyện nghe như tiếu lâm, hài hết chỗ nói. Dù không đủ tiêu chí nhưng do kế hoạch của cấp trên nên nghiễm nhiên phải đạt chuẩn, hệt như chuyện tảo hôn ở nhiều vùng miền núi vậy.

Trong công cuộc chạy đua để đạt chuẩn quốc gia có lắm chuyện nghe như tiếu lâm, hài hết chỗ nói. Dù không đủ tiêu chí nhưng do kế hoạch của cấp trên nên nghiễm nhiên phải đạt chuẩn, hệt như chuyện tảo hôn ở nhiều vùng miền núi vậy.

>> Những “phủ quan” xã thời nay

Như cái... chuồng trâu

Trạm y tế xã Thạch Kiệt (Tân Sơn, Phú Thọ) chỉ là bốn gian nhà cũ nát, tuềnh toàng nằm trên một quả đồi, không hàng rào, không cổng biển, không vườn thuốc nam, không lò đốt rác… Hôm tôi đến, cả trạm đang hì hục bê đồ tá túc sang nhà văn hóa của khu. Nào có nhiều nhặn gì, mấy cái máy cũ mèm, cái tủ lèo tèo vài lọ, vỉ thuốc, mấy mớ tài liệu ngổn ngang, chuột gián lăng xăng nhòm ngó.

Cạnh đó, trạm y tế xã Thạch Kiệt mới được khởi công chỉ là một đám đất, giữa trời mưa đất đồi đỏ, lở loét như một vết thương chưa lành. Trực ở trạm chỉ có hai nhân viên, gọi điện mãi mới thấy chị Hà Thị Chiên - Trạm trưởng lầy lật từ đâu đó về.

Hỏi chuyện nhà cửa, chị ngán ngẩm: “Ngày mưa, nước dột từ trên dột xuống, ngấm từ ngoài ngấm sang, bị nặng nhất là phòng sản và phòng làm việc. Mưa to, trong trụ sở không khác gì ngoài trời, cứ lộp bộp, lộp bộp, cán bộ phải đội nón thay phiên nhau mà lấy xô để hứng nước. Cứ đi ra, đi vào như thế mà không thể làm việc được, bệnh nhân nặng phải chuyển lên tuyến trên còn nếu tiêm chọc bình thường thì dồn vào một phòng ít dột nhất mà xử lý. 

Ngày nóng, đường điện yếu, máy móc gần như không hoạt động được, nếu mở máy vài hôm lại tậm tịt. Có ca nào buổi tối đến đẻ giữa cảnh điện đóm lúc lên lúc không mình toàn phải tư vấn bệnh nhân dù có đau đẻ mấy cũng phải nhịn lại mà chuyển lên tuyến trên”.

Thiếu phòng truyền thông, phòng làm việc, phòng bệnh nhân, phòng chờ nên mỗi phòng ở trạm y tế Thạch Kiệt đều sử dụng đa mục đích kết hợp. Ngay cả máy siêu âm - một dụng cụ y tế thiết yếu trạm cũng không có nốt thế mà đơn vị lại được công nhận chuẩn năm 2010 với tiêu chí cơ sở vật chất được cho nợ (nhà ở, khuôn viên, công trình, phụ trợ).

Trước câu hỏi của tôi rằng quy trình xét chuẩn do mình đề đạt hay do trên? Chị Chiên cười rung cả ghế, khi đã nhịn được cơn cười chị mới nói: “Từ trên, từ tỉnh, huyện, ví dụ năm nay thẩm định các cơ sở nào đạt thì sẽ được đạt trước còn những cơ sở nào như mình là cuối cùng nhất. Mục tiêu của chung, của toàn huyện, toàn tỉnh các trạm y tế đều đạt 100%.




Cảnh một trạm xá đạt chuẩn

Mục tiêu đấy là của cấp trên nên không thể nhận tôi chưa đủ tiêu chí, tôi không làm được. Cho nợ và bảo sẽ củng cố, trả được nợ nhưng 2011, 2012, 2013 vẫn nợ. Bản thân tôi cũng ngượng lắm chứ! Những buổi tiếp xúc cử tri đều cũng có ý kiến nhưng cấp trên lại bảo phải đề đạt lên cấp trên nữa, đề đạt lên cả các ban ngành liên quan”.

Trạm y tế xã Mỹ Thuận (Tân Sơn, Phú Thọ) có 9 phòng dù mới được bàn giao cách đây mấy năm nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Tường nứt, mái dột, nhà vệ sinh hỏng lung tung, không tường rào, không sân, không biển… nhưng năm 2010 trạm cũng kịp thời đạt danh hiệu trạm chuẩn quốc gia. Không chỉ Thạch Kiệt, Mỹ Thuận mà Thu Ngạc, Văn Luông, Vinh Tiền… của huyện miền núi Tân Sơn đều đang trong tình trạng thiếu thốn, chắp vá như vậy dù từ năm 2008 đến nay huyện đã đầu tư khoảng 20 tỉ để nâng cấp các trạm này. 

Như có một phép màu, tất cả các trạm này đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2.000-2010. Nợ chuẩn giai đoạn cũ nên khi chuẩn giai đoạn mới 2011-2020 với 10 tiêu chí được ban hành sẽ thực sự là một cuộc hành xác mới. Liệu bệnh hình thức sẽ còn tái diễn?

Những lời biện hộ

Ông Nguyễn Công Tân - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện thông tin với tôi rằng theo quy định của Bộ Y tế thì trạm y tế xã có 176 loại trang thiết bị nhưng hầu hết các đơn vị của địa phương đều thiếu nhiều, trung bình chỉ có chừng 50-60% đã là may. Số lượng và cơ cấu cán bộ của nhiều trạm tiếng là đủ nhưng trình độ hạn chế, mới có 13 bác sĩ trên tổng số 17 trạm, nhiều nơi cấp trưởng không có bác sĩ phải đôn y sĩ đa khoa lên, có nơi nhân viên chỉ là y tá sơ cấp.

“Đến sử dụng máy tính, có người còn không biết mở được thư điện tử. Trong ngành y, thực hành là điều cực quan trọng. Nói một trăm lần không bằng làm một lần trong khi đó máy siêu âm, đo đường huyết trạm có, trạm không còn máy điện tim thì chưa trạm nào có”, theo ông Tân.

Chị Nguyễn Thị Minh - cán bộ Trung tâm Y tế huyện kể một chuyện như đùa rằng, ở Bệnh viện đa khoa huyện chỉ có hai bác sĩ có khả năng đọc tốt kết quả từ máy điện tim. Một lần, chị Minh đi kiểm tra tim mạch ở bệnh viện huyện, khi có kết quả từ máy rồi nhưng đến phần đọc thì ngó trước, ngó sau chẳng có ai luận nổi, phải chờ mấy ngày sau khi hai bác sĩ kia đi họp về mới biết. Đó là trường hợp thăm khám bình thường, nếu gặp ca bệnh khẩn cấp, chẳng biết tử thần có chịu chờ đợi tới mấy ngày để không vung lưỡi hái cướp đi một sinh mạng vô tội không?

Trong lĩnh vực giáo dục, Tân Sơn có 20 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 53 trường cả thảy, trong đó trung học cơ sở 2 trường, tiểu học 12 trường, mầm non 6 trường. Dự kiến cuối năm nay huyện sẽ được công nhận thêm 4 trường nữa. Đó là một thành tích khá?

Không, trong 5 năm thành lập huyện, xây dựng được 18 trường đạt chuẩn quốc gia nhưng Tân Sơn vẫn được đánh giá là địa phương có tốc độ phổ cập trường chuẩn thuộc vào hạng “rùa bò” của tỉnh Phú Thọ. Chuẩn ở đây chủ yếu được xét trên cơ sở vật chất, mà vật chất phụ thuộc vào mức độ đầu tư các xã, cứ đầu tư nhiều là đạt chứ không quan trọng trình độ giáo viên.

Mang câu chuyện thực tế ấy đặt lên bàn ông Bùi Văn Huấn - Phó Chủ tịch huyện phụ trách khối, ông bảo: “Chuẩn này tỉnh giao chỉ tiêu và huyện xây dựng lộ trình. Trong lĩnh vực y tế, năm 2010, 100% các trạm y tế đạt chuẩn nhưng cho nợ về cơ sở vật chất, nợ các tiêu chí y tế cộng đồng như tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, tỷ lệ có nhà xí đạt tiêu chuẩn, nợ đội ngũ (đội ngũ có biến động do chuyển đi, do không đủ cơ cấu sản nhi, đa khoa, dược, đông y…). 

Không chỉ huyện chúng tôi, năm 2010 cả tỉnh Phú Thọ đều 100% trạm y tế xã đạt chuẩn. Nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh, nghị quyết của tỉnh ủy, kế hoạch của ủy ban đều là 100% hết. Các huyện trên cơ sở nghị quyết, kế hoạch của cấp trên đều xây dựng kế hoạch phải như thế. Không có sức ép nào cả, tiêu chuẩn chấm điểm có barem cả, có Sở Y tế đi kiểm tra theo định kỳ”.

Y tế cơ sở như trạm xá xã không mong giải quyết được những ca khó nhưng đặc biệt quan trọng vì là tuyến phòng chặn, khám chữa bệnh ban đầu để giảm tải cho các tuyến phía trên. Cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ y tế thế thì...

Ông Phó Chủ tịch huyện lại tiếp tục: “Tân Sơn có 20 trường chuẩn quốc gia nhưng so với tỉnh vẫn là tỷ lệ thấp đấy. Chất lượng giáo dục của huyện vẫn thuộc tốp kém của tỉnh bởi nghèo, có 83% dân tộc thiểu số, địa hình xa xôi, không tập trung, nhiều điểm trường lẻ, lớp ghép, đội ngũ giáo viên thường khi có kinh nghiệm là xin chuyển ra ngoài. Việc đạt chuẩn của trường học không có nợ tiêu chí, hàng năm huyện đều đi kiểm tra đánh giá công nhận duy trì, sau 5 năm Sở giáo dục đánh giá để công nhận lại”.

Tôi chợt nhớ đến lời  một ông cựu Bí thư Tỉnh ủy rằng: “Trường chuyên của tỉnh ta có đạt chuẩn quốc gia đâu nhưng chất lượng vẫn đứng vào hàng nhất nhì ba toàn quốc?”. Nhưng ai cũng nghĩ được như ông thì làm gì có chuyện chạy đua dồn ép chuẩn này, chuẩn nọ để đằng sau đó là cả một màn hậu trường lắm thâm cung, bí sử, nhiều màu mè, riêu cua?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm