| Hotline: 0983.970.780

Chúng tôi nói về chúng tôi

Thứ Hai 25/02/2013 , 10:33 (GMT+7)

Sự tăng trưởng không ngừng của ngành nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội...

Ông Huỳnh Hiệp Thành, GĐ Trung tâm Khuyến nông An Giang: Niềm kiêu hãnh cho nông nghiệp tỉnh nhà

Hoạt động KN An Giang đã qua một chặng đường không ít cam go, thử thách, song thành tựu đạt được là niềm kiêu hãnh cho nông nghiệp tỉnh nhà.

Các mô hình luân canh cây lúa và cây họ đậu giúp tăng thêm thu nhập và cải tạo đất đai. Những mô hình xen canh luôn thu được hiệu quả cao nhất. Về nuôi thủy sản, nếu như đầu những năm 1990, sản lượng cá của An Giang chỉ khoảng 80.000 tấn, thì sau 20 năm đã đạt gần 300.000 tấn.

Phong trào xã hội hóa nhân giống lúa với hơn 4.000 nông dân tham gia vào 206 tổ hợp tác đã giúp nâng cao hiệu quả SX. Hiện An Giang có hơn 90% diện tích trồng lúa sử dụng lúa giống cấp xác nhận.

Khâu thu hoạch lúa chủ yếu là dùng cơ giới, đến cuối năm 2011, có 1.549 máy GĐLH, đáp ứng trên 84% diện tích SX. Máy sấy lúa đã phát triển đến tận vùng sâu vùng xa, với hơn 2.300 máy, đáp ứng sấy 70% sản lượng lúa vụ HT. Chúng tôi cho rằng, đạt được thành quả trên là nhờ sự hỗ trợ từ chương trình KNQG thực hiện các mô hình cơ giới hóa trong SX lúa.

LÊ HOÀNG VŨ

TS Nguyễn Văn Lâm, GĐ Trung tâm KN-KN Bình Định: Đầu tư khuyến nông chưa tương xứng

Sự tăng trưởng không ngừng của ngành nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Trong thành quả này có sự đóng góp lớn của ngành KN được thực hiện qua các chương trình mục tiêu lớn của tỉnh trong công tác chuyển giao TBKT đến với nông dân, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

Từ 5.000 - 6.000 ha lúa SX 2 vụ/năm trong thời gian trước đây, đến nay đã có hơn 20.000 ha chuyển đổi từ 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ ăn chắc rất hiệu quả. Nhiều diện tích khác đã chuyển đổi luân canh từ 3 vụ sang SX 2 lúa 1 màu đạt hiệu quả cao.

Một chương trình khác mà Bình Định đã thực hiện rất thành công, nổi trội nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ được Bộ NN-PTNT đánh giá cao, đó là chương trình cấp 1 hóa giống lúa. Sau 13 năm thực hiện, đến nay, trên địa bàn Bình Định đã cấp 1 hóa giống lúa trên 98% diện tích. 1 thành công khác là phát triển lúa lai.

Tuy nhiên, trong công tác KN, nguồn lực đầu tư vẫn chưa tương xứng với nhu cầu SX; trang thiết bị phục vụ hệ thống KN còn hạn chế; đặc biệt là chính sách đãi ngộ hệ thống KNV cơ sở còn quá thấp. Trong thời gian tới, chúng tôi mong sao ngành KN được trang bị đủ tiềm lực về con người, tài chính và trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ.

Việc xây dựng, trình duyệt, triển khai công tác KN được thực hiện thông thoáng hơn, giảm thủ tục hành chính để làm kịp thời vụ. Các chương trình, dự án, mô hình phải phù hợp với nhu cầu của nông dân, vì khi bụng họ đã không ưng thì càng áp đặt, càng thất bại. Đặc biệt, những người làm công tác KN cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng để họ hết lòng với công việc.

Vũ Đình Thung

Chị Trần Thị Chung, KNV xã Minh Dân (Triệu Sơn, Thanh Hóa): Cần quan tâm hơn đến KNV cơ sở

Tốt nghiệp THPT, trong khi bạn bè cùng trang lứa lựa chọn những ngành nghề nhàn nhã như sư phạm, kinh tế, tài chính… để học thì tôi lại chọn trường Trung cấp Nông lâm Thanh Hóa làm “bến đỗ” sau 18 năm đèn sách, với suy nghĩ đơn giản học gần nhà để giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho gia đình, đồng thời khi ra trường xin được việc ngay tại quê hương để giúp đỡ người nông dân lam lũ quê mình.

Đúng như mong muốn, sau 11 năm ra trường là 11 năm tôi gắn bó với đồng đất Minh Dân, trở thành KNV tại xã nhà. Là con em địa phương nên được xã quan tâm, tạo điều kiện trong công việc. Hơn nữa, Minh Dân có hơn 200 ha đất lúa, trong đó có 80 ha SX 3 vụ, các xứ đồng được quy hoạch nên công việc cũng thuận lợi hơn KNV ở các xã khác rất nhiều.

Hằng tháng, hằng quý, các KNVCS được Trạm KN huyện tổ chức giao ban, bổ khuyết, nâng cao kiến thức phục vụ công việc…

Tuy nhiên, thuận lợi chỉ một phần mà khó khăn trong công tác KN thì muôn phần, đặc biệt đối với cán bộ KNV nữ. KNV là người thực hiện nhiệm vụ chuyển giao toàn bộ những tiến bộ KHKT và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân, thực hành SX hạt giống lúa lai; tuyên truyền hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; chuyển tải kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất... đến người nông dân. Trình độ, nhận thức của người nông dân phần nào hạn chế nên việc nói thế nào để họ hiểu là cả vấn đề.

Có nhiều việc, họ hiểu nhưng chưa chắc đã làm bởi còn e dè, tâm lý lo ngại. Vậy là tôi lại phải gương mẫu làm trước, vận động những người trong gia đình, dòng họ làm để bà con yên tâm làm theo. KNVCS làm việc không kể ngày đêm, nắng mưa. Tôi còn nhớ những đợt sâu bệnh, cả ngày bám đồng ruộng, đêm về phải họp xã, rồi họp thôn, họp dân đến quên ăn uống.

Công việc KNVCS chịu nhiều áp lực. Trong chỉ đạo SX, KNV là người chịu trách nhiệm trực tiếp đảm bảo SX đúng quy trình kỹ thuật, đúng cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ… KNV hoạt động như một cán bộ công chức nhà nước. Tuy nhiên, ngoài tiền hỗ trợ hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu, KNV cơ sở không được tham gia đóng bảo hiểm hay bất kỳ một khoản phụ cấp nào.

Hiện phụ cấp cho KNV cơ sở được chi trả thông qua ngân sách xã cũng là vấn đề bất cập. Nhiều xã chi trả không đảm bảo thời gian, không đủ số tiền theo quy định cho KNV. Mối liên hệ theo ngành dọc giữa trạm KN với các KNVCS thiếu chặt chẽ. Việc nắm bắt tình hình SX ở địa phương, cơ sở thông qua đội ngũ KNV là khó khăn. Nên giao việc quản lý, chi trả tiền phụ cấp cho KNVCS về Trạm KN huyện.

Bản thân tôi cũng như đa số KNVCS, với mức phụ cấp hơn 700 nghìn đồng/tháng (nếu được trả đủ), khoản tiền này là quá ít ỏi giữa thời bão giá, buộc phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, hoặc phải tham gia làm dịch vụ và trực tiếp SX để đảm bảo đời sống. Vì vậy, hiệu quả của KNVCS ở nhiều địa phương không rõ rệt, không phát huy được hết vai trò, trách nhiệm.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.