| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 06/07/2017 , 07:31 (GMT+7)

07:31 - 06/07/2017

Chúng tôi thật sự lấy làm tiếc, xin thông báo: 'Vẫn chưa có kết quả'!

Có lẽ Thanh Hóa nên chuyển vụ việc lên UBKT TW nhưng trước khi đó, cần phải cho những cán bộ được giao nghỉ việc bởi có một việc cỏn con, 3 tháng không hoàn thành thì nên giải tán cho khỏi phí tiền dân và không chỉ có thế, còn làm hại uy tín của Đảng.

 

Thời gian qua, nhiều bạn đọc gửi ý kiến (comment) về Dân trí hỏi về kết quả thanh kiểm tra những sai phạm trong việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh và đề nghị theo sát vụ việc, không để “chìm xuồng”. Hôm nay, chúng tôi thật sự lấy làm tiếc, xin thông báo: “Vẫn chưa có kết quả”!

Còn nhớ vào đúng ngày nảy 3 tháng trước (5/4), ông Trần Quang Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan này khẩn trương vào cuộc làm rõ vi phạm liên quan đến quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Không chỉ có thế, vị Chủ nhiệm UBKT này còn cho biết sẽ làm việc với tinh thần khẩn trương và chính xác nhất có thể và theo quy định thì một cuộc thanh kiểm tra sẽ kéo dài 3 tháng, song cũng có thể kết thúc sớm hơn.

Thế nhưng ngày 4/7, trả lời Dân trí, một cán bộ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa nói: “Thực ra trong quy định không nhất thiết phải 3 tháng vì việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm không quy định thời gian. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong điều lệ nó có quy định, còn kiểm tra dấu hiệu vi phạm tùy từng nội dung, tính chất mức độ thì thời gian dài hay ngắn”.

Có lẽ để tiện theo dõi, cũng cần nhắc lại con đường thăng tiến kỳ ảo của cô gái trẻ Quỳnh Anh. Năm 2008, tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ tin học Nghệ An, được nhận vào làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức), bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa rồi sau đó được điều về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này.

Thế nhưng chỉ khoảng một năm sau kỳ nghỉ sinh con(tháng 4/2015), bà được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản rồi cũng chỉ 6 tháng sau (tháng 10/2015), được bổ nhiệm làm Trưởng phòng.

Như vậy là chỉ trong 3 năm (2012-2015), từ một nhân viên hợp đồng, bà Quỳnh Anh đã leo lên đến chức trưởng một phòng đầy quyền uy của sở Xây dựng Thanh Hóa, một tỉnh lớn của cả nước.

Phải nói thẳng, con đường thăng tiến của bà Quỳnh Anh tuy “kỳ ảo và thần tốc”, song chỉ là một khâu nhỏ, rất nhỏ trong các vấn đề mà dư luận đã và đang đặt ra. Điều mà dư luận quan tâm hơn, thứ nhất là nguồn gốc khối tài sản không lồ gồm nhiều nhà, biệt thự, xe hơi loại sang… dù mức thu nhập chỉ có 60 triệu đồng/năm như trong bản khai.

Thứ hai là sự quản lý cán bộ lỏng lẻo, đi không ai biết, ở không ai hay và cả việc bỏ trốn ra nước ngoài đầy “kỳ tích” của bà này.

Thứ ba, đó là thông tin bà Quỳnh Anh là “bồ nhí” của một vị lãnh đạo của Thanh Hóa.

Trở lại với việc xác minh, làm rõ quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, như đã nói ở trên, đây là việc nhỏ và không khó, thậm chí rất dễ đối với một cán bộ thanh tra.

Thế nhưng vì sao đã 3 tháng qua, vụ việc vẫn chưa có kết quả? Ở đây cần phải đặt câu hỏi: Việc này đã giao cho ai? Có làm hay không? Nếu có thì tại sao không làm được? Có hay không ý đồ “để lâu hóa bùn”?

Tóm lại, chỉ có 2 khả năng. Thứ nhất là không chịu làm, không muốn làm. Thứ hai, năng lực quá yếu kém.

Có thể so sánh, vụ việc Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa diễn biến sau đó và độ khó hơn rất nhiều nhưng đến nay (4/7), UBKT TW đã có kết luận. Còn đối với vụ việc Yên Bái, xét thấy vượt quá khả năng của mình, vị Chủ tịch UBND tỉnh này đã ký văn bản đề nghị Thanh tra Chính phủ hỗ trợ.

Có lẽ Thanh Hóa nên chuyển vụ việc lên UBKT TW nhưng trước khi đó, cần phải cho những cán bộ được giao nghỉ việc bởi có một việc cỏn con, 3 tháng không hoàn thành thì nên giải tán cho khỏi phí tiền dân và không chỉ có thế, còn làm hại uy tín của Đảng.

 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm