| Hotline: 0983.970.780

Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa các tỉnh và Hà Nội: Được và chưa được

Thứ Sáu 28/09/2018 , 13:50 (GMT+7)

Với dân số gộp cả lao động vãng lai và khác du lịch khoảng 10 triệu, nhu cầu lương thực, thực phẩm của Hà Nội là một con số khổng lồ.

Ước tính mỗi năm, thành phố cần khoảng 900 nghìn tấn gạo, 130 - 140 nghìn tấn thịt lợn, 40 - 45 nghìn tấn thịt gà, 800 - 900 triệu quả trứng các loại, 50 - 60 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến, 800 - 900 nghìn tấn rau củ.

07-42-11_dsc_8334
Một trang trại chăn nuôi sạch tại tỉnh Hải Dương

Trong khi đó, khả năng đáp ứng của ngành sản xuất nông nghiệp Thủ đô chỉ được khoảng 60 - 70% nhu cầu thịt gia súc các loại, 30 - 40% thủy sản các loại, 20% sữa, 30 - 40% gạo, 50 - 60% rau củ tươi. Phần thiếu hụt còn lại được phải bổ sung từ các tỉnh, thành phố lân cận hoặc nhập khẩu.

Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất của mọi gia đình, mọi người tiêu dùng của Thủ đô. Trong khi thành phố đang xác lập hệ thống kiểm soát mỗi lúc một chặt chẽ thì các tỉnh thành khác lại làm mỗi nơi một phách, có nhiều kẽ hở lỏng lẻo cho hàng thật, hàng giả, hàng sạch, hàng bẩn lưu thông trong tỉnh và ra tỉnh thành ngoài.

Bởi thế mà ngay từ mấy năm trước Sở Nông nghiệp - PTNT Hà Nội đã xác định và tư vấn cho thành phố chính sách hình thành mạng lưới liên kết giữa các tỉnh thành và Thủ đô tạo nên chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Kết quả, 24 tỉnh, thành đã vào cuộc để phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và phát triển chăn nuôi. 21 tỉnh, thành xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 194 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã được xác nhận.

Những địa phương này đã tổ chức mạng lưới cung cấp nông sản thông thường và nông sản đặc sản theo hướng sản xuất an toàn, có nguồn gốc xuất xứ về cho Hà Nội như cải bắp, bí đỏ, dưa chuột, đậu đũa của Sơn La; bí, rau bò khai của tỉnh Điện Biên; tỉnh Vĩnh Phúc cung ứng 2.500 tấn rau củ quả, 3 triệu quả trứng gà, gà thịt 60 tấn, lợn thịt 500 tấn, tỉnh Hòa Bình cung ứng hơn 200 tấn rau các loại, hơn 34 tấn thịt lợn và các loại thủy sản vùng lòng hồ sông Đà như trắm đen, chép giòn, chạch chấu, cá lăng, cá ngạnh… 

Tuy nhiên tỷ lệ nông sản tham gia vào mạng lưới vẫn chiếm số ít so với lượng nông sản của các tỉnh, thành đổ về Hà Nội mỗi ngày. Việc kết nối nông sản vẫn còn khó khăn do một số Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, thành tuy ký kết với Hà Nội nhưng chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác cụ thể đối với từng lĩnh vực theo năm.

Thêm vào đó việc giám sát sự tuân thủ của nông dân, các HTX, các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn ở các địa phương này chưa được chặt chẽ. Vẫn còn những biểu hiện cấp giấy chứng nhận an toàn nhưng chưa thực sự biết rõ chất lượng. Vẫn còn những hiện tượng thu gom nông sản không rõ nguồn gốc rồi núp bóng các đơn vị có uy tín để tiêu thụ.

Ngược lại, vẫn còn một số sản phẩm nông lâm thủy sản của các tỉnh tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình chuỗi chưa có nhãn hiệu, thông tin nhận diện nên gây nghi ngại cho người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia phân tích thì nguyên nhân của những tình trạng trên là do các tỉnh, thành chưa vận hành tốt các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản. Số nhân sự của các Chi cục này thường mỏng nên không có mặt thường xuyên ở tuyến huyện, tuyến xã nơi sản xuất nông sản. Đầu tư cho Chi cục này ít kể cả về vật chất lẫn tài chính nên khó có thể thực hiện tốt được các chức năng giám sát, quản lý. Hầu hết các tỉnh thành chưa thành lập được trung tâm hay các bộ phận chuyên trách làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp để có đầu mối duy trì sự phối hợp, kết nối các doanh nghiệp, HTX, trang trại của họ với Hà Nội.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm