| Hotline: 0983.970.780

Chuối sấy giòn Yên Châu

Thứ Ba 12/11/2019 , 11:29 (GMT+7)

Những năm gần đây, chuối sấy giòn huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo đầu ra ổn định cho người dân, sản phẩm còn là nông sản tiêu biểu của tỉnh Sơn La.

Nói đến huyện Yên Châu, ngoài xoài phải kể đến cây chuối. Cây chuối được người dân Yên Châu trồng khắp nơi, từ vườn nhà, trên những sườn đồi, nhà nhà trồng chuối, người người trồng chuối. Hiện toàn huyện Yên Châu có gần 600ha chuối, trong đó có hơn 40ha chuối được trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP.

Sản lượng chuối của huyện ước đạt hơn 6.100 tấn/năm, trong đó có 120 tấn nằm trong chuỗi sản xuất quả an toàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường.

Địa bàn trồng chuối chủ yếu tập trung ở các xã: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang và Lóng Phiêng.

Chuối sấy giòn là sản phẩm nông sản tiêu biểu của huyện Yên Châu.

Những năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị, ổn định đầu ra người dân Yên Châu dần chuyển sang chuối sấy giòn cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Là một người trồng chuối lâu năm, anh Nguyễn Xuân Chiến, thị trấn Yên Châu nhận thấy, chuối rất nhiều nhưng luôn nơm nớp lo đầu ra, giá cả bấp bênh, nên anh chuyển sang làm chuối sấy giòn cho thành công bước đầu.

Theo anh Chiến, để có được vị chuối sấy thơm ngon, phải chọn quả chuối đủ già, quả to, tròn cạnh, rụng hết râu. Sau khi chuối chín, sẽ sơ chế bằng cách lột vỏ, cắt bỏ đầu ruồi trước khi sấy. Chuối được xếp vào khay (khoảng 4 kg/khay), rồi đem sấy hơi hoặc sấy điện ngay sau khi sơ chế.

Khi chuối sấy lên mật, dẻo dính, thơm và ngọt, sẽ được đưa ra để nguội rồi đóng gói, hú chân không để tăng thời gian bảo quản lên 6 tháng. Sản phẩm chuối sấy giòn bán chạy nhất trong năm là vào thời điểm hè và Tết Nguyên đán. Sản phẩm "hút khách" vào những thời điểm này là do sinh viên mua làm quà, còn người dân mua làm quà biếu Tết cho người thân, bạn bè phương xa...

Để tạo ra được những miếng chuối sấy giòn, người làm phải lựa chọn kỹ những quả chuối già, đạt yêu cầu chín bùi. Bởi nếu chọn quả chuối vừa chín tới mà còn gân xanh sẽ có vị chát; nếu chọn quả chuối chín ép sẽ không thơm, ngọt… Vì vậy, từng buồng chuối mua về đều được người dân chọn lựa, phân loại cẩn thận. Mỗi đợt ép chuối, lại chịu khó lựa từng quả chuối chín đều để đảm bảo chất lượng cho thành phẩm.

Anh Chiến hào hứng chia sẻ: “Hiện sản phẩm chuối sấy giòn của tôi chủ yếu bán trong tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tôi thấy đầu tư chuối sấy khô không lớn nhưng hiệu quả cao, thời gian bảo quản lên đến 6 tháng, vì vậy tiêu thụ thị trường xa hơn. Tiềm năng, thị trường chuối sấy giòn rất lớn, năm tới tôi sẽ thành lập HTX để tạo đầu ra cho người dân, tạo sản phẩm liên kết, an toàn, chất lượng hơn”.

Chuối sấy giòn là hướng đi mới của người dân huyên Yên Châu.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhiều cơ sở sản xuất chuối sấy giòn đã đầu tư máy móc để tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm chuối sấy dẻo của người dân được đóng bao bì, có chỉ dẫn địa lý, đảm bảo chất lượng, xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh mang thương hiệu “Chuối sấy giòn Yên Châu”. Trung bình một năm, người dân xuất ra thị trường hàng trăm tấn chuối sấy giòn.

Đồng thời, để thu hút thị trường, nhiều cơ sở sản xuất chuối sấy giòn còn chế biến nhiều loại chuối sấy khá độc đáo, lạ miệng. Từ đặc sản duy nhất ban đầu là chuối sấy nguyên chất, giờ đây, huyện Yên Châu còn có thêm chuối sấy khô giòn tẩm đường, chuối xắt sấy tẩm mật ong, chuối sấy tẩm mật ong và gừng…

Sản phẩm chuối sấy hiện nay bán trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau, tùy vào trọng lượng nhưng nhìn chung giá khá mềm: loại 250g có giá 19.000 đồng, loại 350g có giá 25.000 đồng, loại 500g có giá 40.000 đồng…

 Vùng chuối Yên Châu là nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản phẩm chuối sấy giòn.

Ông Nguyễn Văn Điện, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Châu cho biết: Đây chỉ là bước đầu, nhằm xúc tiến trao đổi với các đơn vị sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế cao hơn, ổn định đầu cho người trồng chuối, người sản xuất, chế biến tốt hơn, sản phẩm chất lượng cao hơn. Do chuối có quanh năm nên nguyên liệu chế biến sản phẩm chuối sấy giòn không thiếu, thời gian bảo quản dài từ 5-10 tháng nên cơ hội và tiềm năng rất lớn với thương hiệu chuối Yên Châu.

“Chúng tôi đang khuyến khích, động viên mọi người tham gia sản phẩm chuối sấy giòn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn người dân trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng, sản lượng quả; tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để đề nghị cấp nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chuối quả của Yên Châu; xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm quả, trong đó có quả chuối”, ông Điện nhấn mạnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm