| Hotline: 0983.970.780

Chương trình 'Cùng em tới lớp' trao xe đạp cho học sinh nghèo tỉnh Hòa Bình

Thứ Sáu 18/10/2019 , 13:55 (GMT+7)

Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện Tâm trao tặng 100 xe đạp cho các học sinh nghèo vượt khó của huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

"Cùng em tới lớp" là chương trình thường niên do Báo Nông nghiệp Việt Nam và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phối hợp tổ chức. Chương trình đã tặng hàng ngàn xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó khắp cả nước.

Năm nay, địa phương đầu tiên được triển khai chương trình là huyện Tân Lạc, Hòa Bình với số lượng 100 xe.

"Cùng em tới lớp" năm học 2019-2020 được triển khai ở địa phương gồm Hòa Bình, Lai Châu, Thanh Hóa, Bắc Kạn với tổng số xe đạp dành cho các em học sinh là 500 chiếc.

Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch hy vọng, món quà sẽ tiếp thêm sức mạnh để các em đến trường, phấn đấu học tập trở thành con ngoan, trò giỏi.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, mục đích Chương trình “Cùng em tới lớp” nhằm chia sẻ khó khăn với học sinh nghèo vượt khó, nhất là học sinh vùng đặc biệt khó khăn như các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

Ông Thạch hy vọng, những chiếc xe đạp, ngoài giá trị vật chất còn là giá trị tinh thần, tiếp thêm sức mạnh để các em đến trường, phấn đấu học tập trở thành con ngoan, trò giỏi.

Đại diện ngành giáo dục địa phương, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục huyện Tân Lạc cho biết rất xúc động khi nhận được sự hỗ trợ từ chương trình "Cùng em tới lớp".

"Tân Lạc hiện có hơn 19.000 học sinh, tuy nhiên trong số đó còn rất nhiều em gặp khó khăn trong quá trình tới lớp do khoảng cách từ nhà đến trường xa, địa hình phức tạp và gia đình không có điều kiện. Báo NNVN và Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ xe đạp sẽ tạo điều kiện cho các em có thể đến trường thuận tiện hơn, từ đó nâng cao được thành tích học tập của mình", ông Hải chia sẻ.

Đại diện các em học sinh được nhận xe trong dịp này, em Đinh Thị Hoàn cho biết sẽ cố gắng để tiếp tục đạt được thành tích tốt hơn nữa trong học tập, không phụ lòng mong đợi của các thầy cô cũng như món quà ý nghĩa từ chương trình.

Trong số các phụ huynh đưa con em đến nhận xe tại Tân Lạc có bà Bùi Thị Dung 70 tuổi, bà nội của em Bùi Đức Trung, học sinh lớp 7 Trường Tiểu học và THCS xã Tử Nê. Bà nội của Trung cho biết, nhà em cách trường khoảng 5km và bố mẹ đi làm xa, không có điều kiện nên thường phải đi nhờ xe bạn hoặc đi bộ.

Sau khi nhận xe, bà Dung liên tục cảm ơn chương trình "Cùng em tới lớp" đã quan tâm, tạo điều kiện cho các học sinh nghèo vượt khó đi học được thuận lợi hơn.

Người phụ nữ 70 tuổi này cũng mong muốn, chương trình ý nghĩa này sẽ tiếp tục được nhân rộng trong tương lai, tiếp cận tới nhiều địa phương còn khó khăn nữa để giúp trẻ em nghèo có thể rút ngắn quãng thời gian từ nhà đến trường.

"Cùng em tới lớp" là chương trình được Báo NNVN và Quỹ Thiện Tâm của Vingroup duy trì nhiều năm nay nhằm cung cấp xe đạp cho trẻ em nghèo vượt khó, có thành tích học tập cao ở nhiều địa phương trên cả nước.
Năm nay, địa phương đầu tiên được triển khai chương trình là Tân Lạc, Hòa Bình với số lượng 100 xe.
Đại diện ngành giáo dục địa phương, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục huyện Tân Lạc cho biết rất xúc động khi nhận được sự hỗ trợ từ chương trình "Cùng em đến lớp".
50 em học sinh ở xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc nhận xe đạp từ "Cùng em tới lớp" sáng 17/10.
Đây là món quà không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần lớn, hỗ trợ các em trong quá trình đến trường.
Nhiều em có thể hình bé hơn cả xe đạp được nhận nhưng đều rất háo hức và khẳng định có thể điều khiển thành thạo để đi học.
Các học sinh trường Tiểu học và THCS Quyết Chiến theo dõi danh sách để nhận xe.
Tân Lạc hiện có hơn 19.000 học sinh, tuy nhiên trong số đó còn rất nhiều em gặp khó khăn trong quá trình tới lớp do khoảng cách từ nhà đến trường xa, địa hình phức tạp và gia đình không có điều kiện.
Chiều 17/10, có 50 em học sinh đến từ nhiều xã trong huyện cùng đến nhận xe tại thị trấn Mường Khến của Tân Lạc.
Đại diện các học sinh được nhận xe trong dịp này, em Đinh Thị Hoàn cho biết sẽ cố gắng để tiếp tục đạt được thành tích tốt hơn nữa trong học tập, không phụ lòng mong đợi của các thầy cô cũng như món quà ý nghĩa từ chương trình.
Trước các học sinh, Trưởng phòng Giáo dục huyện Tân Lạc cũng mong muốn các em có thể lấy món quà này là động lực, ngoài giá trị vật chất còn xem chiếc xe là giá trị tinh thần để cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong học tập.
Nam sinh háo hức bóc lớp ni-lông bọc xe sau khi được trao quà.
Các học sinh rất vui mừng với món quà của "Cùng em tới lớp".
Nhiều em ở xa còn phải gửi xe đạp lại Phòng Giáo dục huyện, bắt xe bus về nhà và chờ người thân ngày mai xuống thị trấn chở về nhà.
Phụ huynh giúp con gái căn chỉnh lại phanh xe đạp sau khi được nhận từ chương trình "Cùng em đến lớp".

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm