| Hotline: 0983.970.780

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021

Chủ Nhật 21/07/2019 , 09:57 (GMT+7)

Đó là nội dung Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT tạo năm 2019 được Bộ GD&ĐT tổ chức tại TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày 19-20/7.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Mỗi học sinh, giáo viên, trường học, cán bộ quản lý phải trung thực, liêm chính trong công việc của mình, không để tình trạng gian lận kết quả học tập, dạy thêm học thêm sai quy định”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tập trung nghe, thảo luận những kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019; phân tích sự thuận lợi, khó khăn của địa phương; đặc biệt đưa ra đề xuất để những năm tới hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao, trong đó có chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021.

Kết quả thảo luận riêng theo từng nhóm, các đại biểu đều thống nhất đánh giá cao việc thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp ngành đề ra trong năm học 2018-2019. Các địa phương đã tích cực quy hoạch mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường; bước đầu giảm đáng kể số lượng điểm trường lẻ,  phòng học tạm tranh tre nứa lá… từ đó nâng chất lượng học tập cho học sinh. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, giảng dạy tại các nhà trường, Sở GD&ĐT được đẩy mạnh. Một hệ thống cơ sở dữ liệu trường học, sổ học bạ điện tử… đang được triển khai, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của toàn ngành. Việc phân luồng giáo dục nghề nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý, hội nhập quốc tế… cũng đạt những kết quả khả quan.

Bên cạnh những thuận lợi, nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành. Điển hình trong đó là việc thiếu giáo viên giáo viên khi thực yêu cầu tinh giảm biên chế và quy định chấm dứt hợp đồng chuyên môn trong các nhà trường. Việc sáp nhập điểm trường ở một số tỉnh vùng núi còn khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo.

Để chuẩn bị tốt cho chương trình GDPT mới, các Giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị Bộ GD&ĐT có thêm các hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục địa phương, dạy học 2 buổi/ngày, chuẩn bị đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên môn học mới; lựa chọn sách giáo khoa, chuẩn bị trang thiết bị trường học…

Nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành như thiếu giáo viên giáo viên khi thực yêu cầu tinh giảm biên chế và quy định chấm dứt hợp đồng chuyên môn trong các nhà trường. 

Đánh giá cao tinh thần và hiệu quả làm việc của Hội nghị, Bộ trưởng GD&ĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tiếp tục bám sát, thực hiện tốt 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp “xương sống” mà  Bộ đã đề ra cho 3 năm học vừa qua. Những vấn đề còn tồn tại, có vướng mắc như: quy hoạch mạng lưới trường lớp, thừa thiếu cục bộ giáo viên… cần được sớm xử lý và chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.

“Kỷ cương trong ngành giáo dục phải được tiếp tục nâng cao, thầy ra thầy, trò ra trò. Mỗi học sinh, giáo viên, trường học, cán bộ quản lý phải trung thực, liêm chính trong công việc của mình, không để tình trạng gian lận kết quả học tập, dạy thêm học thêm sai quy định”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành nâng cao tinh thần giáo dục toàn diện; trong đó chú trọng thêm giáo dục đạo đức làm người, giáo dục thể chất cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho người học, cần được triển khai rộng rãi, để nâng cao chất lượng đào tạo, sẵn sàng cho chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai từ năm 2020-2021.

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.