| Hotline: 0983.970.780

Chương trình Ngữ văn, còn nhiều băn khoăn

Thứ Tư 09/01/2019 , 13:30 (GMT+7)

Việc ban soạn thảo chương trình môn học Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông (lớp 6 đến lớp 12) chỉ chọn có 6 tác phẩm văn học bắt buộc trong dự thảo chương trình môn học đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ các chuyên gia, thầy cô giáo đang giảng dạy.

Chính vì vậy, sau đó một thời gian lấy ý kiến của công luận thì Ban soạn thảo đã có thêm vào một số tác phẩm “bắt buộc lựa chọn”.

5983b23d9c12-thi-thpt-quc-gi125510392
Chương trình dạy Ngữ văn cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn nhiều ý kiến khác nhau

Vẫn biết rằng, khi chương trình môn học đã được thông qua thì mọi góp ý cũng sẽ chẳng thể nào thay đổi được nhưng theo chúng tôi thì không nên gọi là tác phẩm “bắt buộc lựa chọn” vì nghĩa của từ “lựa chọn” khác hoàn toàn với nghĩa của từ “bắt buộc”. Hơn nữa, từ nội dung của chương trình môn học chính thức thì việc việc “bắt buộc lựa chọn” này sẽ tạo nên sự khập khễnh, không đồng nhất cho cả thầy cô và học sinh khi học môn Ngữ văn sau này.

Bởi, ban soạn thảo chương trình đưa ra một số tác phẩm cùng thể loại hoặc một số tác phẩm cùng một tác giả rồi yêu cầu người dạy, người học chọn một trong số các tác phẩm đó sẽ dẫn đến cách dạy và cách tiếp khác nhau. Khi kiểm tra, thi cử tập trung cũng rất khó cho cả thầy và trò.

Trong những tác giả ở phần “bắt buộc lựa chọn”, chúng tôi rất băn khoăn trong việc lặp lại 4 tác giả đã có trong 6 tác phẩm “bắt buộc” thì liệu có phù hợp không và Ban soạn thảo chương trình môn học có quá ưu ái cho các tác giả này không? Bởi trong số rất nhiều những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu hàng ngàn năm qua của văn học Việt Nam thì việc ban soạn thảo chương trình “ưu ái” quá nhiều cho một số tác giả đến 2 lần “bắt buộc”.

Thực tế, 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình dự thảo vẫn được giữ nguyên là: "Nam quốc sơn hà" (tương truyền của Lý Thường Kiệt); "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn; "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi (có bài khái quát về đọc tác gia Nguyễn Trãi); "Truyện Kiều" của Nguyễn Du (có bài khái quát về đọc tác gia Nguyễn Du); "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu; "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh (có bài khái quát về đọc tác gia Hồ Chí Minh).

Cả 6 tác phẩm này đều có một vị trí nhất định đối với nền văn học Việt Nam và trong lòng bạn đọc trong thời gian qua. Nhưng, việc lựa chọn nhiều tác phẩm nghị luận và có tới 5/6 tác phẩm là văn học trung đại và cũng có tới 5/6 tác phẩm cùng một chủ đề là khiên cưỡng mà đã có nhiều bài viết phân tích trước đây trên một số tờ báo.

Bây giờ, khi tiếp thu ý kiến từ dư luận thì ban soạn thảo chương trình môn học lại đưa vào những tác phẩm của 4 tác giả đã có ở phần “bắt buộc” vào phần “bắt buộc lựa chọn” đó là: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh khiến chúng tôi… băn khoăn.

Sự băn khoăn không phải là chúng tôi nghi ngờ gì về giá trị nghệ thuật, về nội dung tư tưởng của các tác phẩm văn học của 4 tác giả này mà chúng tôi thấy “không còn đất” cho những tác giả văn học khác. Hơn nữa, một số tác phẩm cũng lặp lại thể loại thì có cần thiết phải đưa vào không? Như một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong phần “tự chọn bắt buộc” chưa hẳn đã hay hơn những tác phẩm cùng thời.

Có lẽ, ban soạn thảo chương trình không nên đưa 4 tác giả đã có ở phần “bắt buộc” lại tiếp tục có mặt ở phần “ bắt buộc lựa chọn” sẽ hay hơn rất nhiều. Thay vào đó là một số tác giả khác cũng rất tiêu biểu trên văn đàn văn học Việt Nam như: Tế Xương, Tản Đà, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy…thì chương trình môn Ngữ văn mới sẽ cân xứng hơn.

Một vấn đề nữa, là vẫn vắng bóng những tác phẩm văn học sau 1975 ở phần bắt buộc và bắt buộc lựa chọn. Trong phần tự chọn bắt buộc, điều chúng tôi nhận thấy là chỉ có tác phẩm kịch "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ là được sáng tác sau năm 1975, lấy bối cảnh của những năm 80 của thế kỷ trước. Thế nhưng, trong chương trình hiện hành (năm 2000) thì tác phẩm này được xếp ở những bài cuối cùng chương trình Ngữ văn 9 mà lại là bài đọc thêm, thành ra tác phẩm này rất ít khi được dạy.

Việc ban soạn thảo chương trình vẫn không đưa một số tác phẩm tiêu biểu sau năm 1975 vào chương trình bắt buộc thực sự là một sơ suất lớn. Rất nhiều tác phẩm được ra đời từ năm 1975 đến nay, đó là những trăn trở của người lính sau cuộc chiến bước vào thời bình, những xung đột về sự bảo thủ và đổi mới, cùng với các cuộc chiến phía Nam, phía Bắc… với hàng loạt những tác phẩm văn học có giá trị và đi vào lòng bạn đọc.

Vậy nhưng, tuyệt nhiên không có một tác phẩm văn, thơ nào cho giai đoạn này vào phần “bắt buộc” hay “bắt buộc lựa chọn”?

Dự thảo chương trình môn học tính đến thời điểm này đã gần tròn 1 năm mới được thông qua (19/1/2018- 27/12/2018). Chúng tôi- những giáo viên đang dạy môn Ngữ văn chỉ mong muốn các thầy trong ban soạn thảo sẽ có những thay đổi, có sự lựa chọn, định hướng thấu đáo để khi ban hành chương trình môn học chính thức thông qua thì chương trình đó sẽ nhận được sự đồng tình cao từ dư luận.

 

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Nhịp sống miền Tây giữa đỉnh điểm hạn mặn: [Bài 4] Cống thủy lợi chở che những cánh đồng

Mặn bủa vây cả hướng biển Đông và biển Tây, nhưng nhờ có hệ thống công trình thủy lợi điều tiết, đến nay,xâm nhập mặn chưa gây ảnh hưởng sản xuất cho Hậu Giang.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.