| Hotline: 0983.970.780

Chuyện Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc

Chủ Nhật 29/12/2019 , 07:05 (GMT+7)

Sau khi lội qua đám bùn, Phàn Tân Đức, ngư dân 36 tuổi nhặt ra những đồng xu cũ kỹ khỏi đám cỏ rác, sỏi đá vụn từ đáy dòng sông dẫn nước vào Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc.

Cách nay 80 năm, khi người dân trong vùng chạy trốn quân Nhật, những đồng xu này được gói ghém vào các hộp đặt trên bè rồi được nhấn chìm. Rất nhiều hộp đựng tiền xu như thế đã biến mất không dấu vết. Nay chúng được lấy lên từ lòng sông khi nước hồ Bà Dương rút xuống mức thấp nhất trong vài thập kỷ qua.

17-48-08_e9hyhkrfzddv_jlzuts6p62_iwckjzd3enneejxebz38cbjlflczz0opu2jrf9kbjs5cdpdc6slkpoto8jvw
Ngư dân Phàn nay đi vớt tiền xu.

Đối với những ngư dân như Phàn với tương lai bấp bênh, những đồng xu nhỏ này mang lại một chút thu nhập.
 

Nguồn nước của 40% dân số Trung Quốc

Vào ngày 1/1/2020, Trung Quốc sẽ thực hiện cấm đánh cá tại những khu vực nhạy cảm về môi trường dọc sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc, và vào đầu năm 2021, việc đánh cá trên hồ Bà Dương sẽ bị cấm trong ít nhất 10 năm.

Ngư dân Phàn, người đã làm việc nửa đời trên hồ, nói anh và khoảng 100.000 ngư dân khác đang bị mang tiếng oan là khiến các vấn đề môi trường địa phương trở nên trầm trọng và nay phải tìm cách khác để sinh sống.

“Nguồn sống của chúng tôi đã bị cắt đi. Chúng tôi không còn gì cả”, anh Phàn nói với phóng viên Reuters. “Nói thực là chúng tôi lẽ ra không được thu lượm tiền cổ bởi chúng thuộc sở hữu nhà nước, nhưng chỉ là một ít và thu nhập từ việc này cũng chẳng là bao”.

Chính phủ Trung Quốc nói việc đánh cá quá mức đã khiến trữ lượng cá giảm thê thảm và nhiều loại đứng trước nguy hiểm, bao gồm cả loài động vật có vú sống trên sông cuối cùng của Trung Quốc còn sống sót, loài cá heo không vây Dương Tử.

17-48-08_e9hyhkrfzddv_jlzuts6h7bfpmuudrl1pnx1kxmioihtzhcjegkbsmriropxqkcqb-vuxvijcukqfpy
Cá chết khô.

Nhưng hồ Bà Dương, theo lời chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “quả thận” sống còn lọc nguồn nước cung cấp cho 40% dân số hơn 1,3 tỷ người, đã bị thương tổn bởi hoạt động khai thác cát bừa bãi , các nguồn nước thải không qua xử lý và tác động của con đập thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới cách đó 560km về phía thượng nguồn.

Nước ở hồ Bà Dương bắt nguồn từ một nhánh sông Dương Tử đoạn chảy qua tỉnh Giang Tây, thường xuyên rút bớt vào mùa đông. Nhưng bây giờ nước hồ đang ở mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua. Có rất ít mưa kể từ tháng 7. Cá chết khô phơi xác ở ven hồ.

Người dân địa phương cho rằng thủy điện Tam Hiệp là nguyên nhân của các vấn đề ở hồ Bà Dương, rằng hồ chứa dài 660km của đập thủy điện khổng lồ này đã tích hết nước để phát điện và khiến hồ nay cạn trơ đáy ở nhiều nơi.

“Thủy điện Tam Hiệp đã chặn hết nước rồi”, Trương Doanh Sinh, ngư dân 59 tuổi, vừa nhặt sò ven hồ vừa nói. “Mọi năm vào mùa đông nước đều rút bớt, nhưng năm nay đặc biệt cạn bởi vì hạn hán”.

Với một con đập thủy điện cao 181m làm giảm lưu lượng và lưu tốc của dòng chảy Dương Tử, nước từ hồ Bà Dương nhanh chóng rút trở lại dòng sông.

Nhưng nguyên nhân chính của các vấn đề là hai thập kỷ qua nạn khai thác cát rất phổ biến ở hồ Bà Dương, dài 173km, rộng nhất 74km, tổng diện tích 3.283km2 (tương đương tỉnh Phú Thọ của Việt Nam - PV).

“Khai thác cát đã khiến cách kênh tiêu nước ở phần phía bắc hồ sâu thêm và rộng ra, khiến tốc độ tiêu nước ngày càng cao”, giáo sư David Shankmancủa đại học Alabama, Mỹ, người nghiên cứu sâu về hồ Bà Dương nói.

17-48-08_e9hyhkrfzddv_jlzuts6lyruoelg3lcg0wi0l6jrcc4oo0vmyj6vs-b8rwlptluxbvis9gonnuupvih08syw
Một khu vực khai thác cát ở hồ Bà Dương.

Ngư dân Trương nói các tàu nạo hút cát cỡ lớn đã tác động rất tiêu cực đến nghề đánh cá, khi chúng tạo ra vùng đáy hồ sâu hơn, khiến ngư dân khó dùng lưới bắt cá di chuyển ở dưới sâu. Ông Trương cũng nói hoạt động khai thác cát còn phá hủy hệ sinh thái của hồ Bà Dương.

Theo các kế hoạch chính sách mà Reuters nắm được, chính quyền địa phương đã bắt tay xử lý hoạt động khai thác cát ở hồ Bà Dương, sau khi ban hành lệnh cấm khai thác cát trên sông Dương Tử hai thập kỷ trước.

Sản lượng cát sẽ bị giới hạn ở mức 39,9 triệu tấn trong giai đoạn 2019-2024, giảm 27% nếu so với giai đoạn 2014-2018. Các tàu hút cát chỉ được hoạt động trong phạm vi 65km2, bằng ¼ diện tích trước đây.
 

Trung Quốc đang trong một chiến dịch nhằm chấm dứt xây dựng các công trình khổng lồ và đầy tính tàn phá dọc sông Dương Tử. Chủ tịch Tập Cận Bình nói khôi phục hồ Bà Dương là phần quan trọng trong kế hoạch làm sống dậy các khu vực dọc hai bên bờ sông Dương Tử. Nhưng các chuyên gia nói nhiều thay đổi mang tính tàn phá đối với hồ Bà Dương là không thể sửa chữa.

Khó sửa chữa

Chính sách mới là dấu hiệu cho thấy các quan chức đã nhận thấy hoạt động khai thác cát đã tác động nghiêm trọng đến môi trường, theo giáo sư Shankman nói, nhưng theo ông, ngăn chặn khai thác cát không tự động giải quyết được vấn đề.

“Bởi nó phụ thuộc không chỉ về quy mô việc khai thác, không phải chỉ là tổng diện tích khai thác, mà còn là vị trí khai thác”, ông nói.

Trung Quốc đang trong một chiến dịch nhằm chấm dứt xây dựng các công trình khổng lồ và đầy tính tàn phá dọc sông Dương Tử. Chủ tịch Tập Cận Bình nói khôi phục hồ Bà Dương là phần quan trọng trong kế hoạch làm sống dậy các khu vực dọc hai bên bờ sông Dương Tử. Nhưng các chuyên gia nói nhiều thay đổi mang tính tàn phá đối với hồ Bà Dương là không thể sửa chữa.

Ngay cả khi chưa có đập thủy điện Tam Hiệp và các hoạt động khai thác cát, hồ Bà Dương đã thu hẹp đáng kể do các chiến dịch cải tạo đất làm nông nghiệp, ngăn chặn lụt lội thông qua việc đắp đê vào đảo nước trước đó. Đảo nước là nắn dòng, tạo dòng để nước chảy tới một số nơi phục vụ mục đích của con người.

“Mọi thứ trong hồ đã bị thay đổi thê thảm, từ các hoạt động cải tạo đất, từ các con đập và hoạt động hút cát”, giáo sư Shankman nói. "Lượng nước trong hồ, trên sông Dương Tử, trầm tích vào ra, tất cả đều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động của con người”.

17-48-08_e9hyhkrfzddv_jlzuts6o-kgdlz8_8qwew98fr8yxb95buhejcsvqypkwfbdpj6fqvlxukq9kcrrieflzihjq
Con thuyền nằm phơi trong khi nước hồ cạn trơ đáy.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất