| Hotline: 0983.970.780

Chuyển biến làm rau sạch

Thứ Năm 14/03/2019 , 10:05 (GMT+7)

Áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP không quá vất vả nhưng hiệu quả vượt trội thấy rõ. Tính ra, nguồn thu bình quân của những hộ thuộc Tổ hợp tác đạt trên dưới 60 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với mức thu nhập chung toàn xã…

08-48-20_1
Thương hiệu rau sạch VietGAP Nghi Long ngày càng vang xa

Là xã thuần nông của huyện Nghi Lộc (Nghệ An), những năm qua Nghi Long tập trung chú trọng đầu tư, từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình canh tác, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ cao nhằm cải thiện nguồn thu cho bà con. Tình hình đến lúc này rất khả quan, mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn.

Bà Võ Thị Vân - cán bộ nông nghiệp xã chia sẻ: “Xét trên nhiều yếu tố, từ điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, con người đến sự quan tâm sâu sát của các cấp, ngành, Nghi Long thực sự có lợi thế lớn để phát triển lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên công tác tổ chức sản xuất trước kia chủ yếu triển khai theo quy mô nông hộ, phương thức manh mún, chưa tạo ra sợi dây liên kết nên đầu ra sản phẩm bấp bênh khiến người nông dân thường phải chịu tình cảnh thua thiệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích về kinh tế mà còn tác động khá lớn đến khía cạnh tâm lý của bà con. Để tạo dựng niềm tin và khuyến khích nông dân gắn bó mật thiết với đồng ruộng, đòi hỏi cần một hướng đi mới mang tính đột phá”.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, thông qua sự hỗ trợ của Phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc và Công ty CP Chứng nhận Globalcert, năm 2018 UBND xã Nghi Long đã chủ động xây dựng Tổ hợp sản xuất VietGAP, tiến hành sản xuất các loại cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

08-48-20_4
Những hộ áp dụng mô hình nhà lưới có thể đạt thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Mô hình thu hút sự tham gia của 62 hộ, triển khai trên diện tích gần 6 ha, bao gồm 3.600 m2 nhà lưới. Được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm rõ quy trình sản xuất sạch nên các hộ mạnh dạn triển khai sản xuất gối vụ nhiều mặt hàng (dưa lê, dưa hấu, su hào, bắp cải, súp lơ, bí đỏ...) đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.

Quá trình thực hiện phía Globalcert tập trung vào các nội dung trọng tâm như lấy mẫu đất, nước phân tích, đánh giá; hướng dẫn xã thành lập Ban chỉ đạo; mở các lớp tập huấn cho các thành viên trong Tổ hợp tác thực hiện thuần thục các bước từ khâu sản xuất đến thu hoạch, sơ chế; hướng dẫn bà con tuân thủ các quy định VietGAP; khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV dạng sinh học...

Chỉ sau một thời gian ngắn tình hình có sự chuyển biến rõ rệt, những kết quả thu về chính là thước đo chuẩn xác nhất. Nếu như trước đây, những khái niệm như “ghi chép nhật ký ruộng đồng”, “áp dụng đa dạng hóa các loại cây trồng để cung ứng theo yêu cầu”, “sản xuất theo chuỗi liên kết”... còn khá lạ lẫm, thì nay tất thảy đều được các thành viên tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ.

Đáng mừng hơn cả là sự chuyển biến rõ nét về nhận thức khi tư duy mạnh ai nấy làm cơ bản đã bị loại bỏ, bởi khi tham gia vào ngôi nhà chung họ hiểu hơn ai hết “trong lợi ích của tập thể có quyền lợi của cá nhân”.

Tuân thủ nghiêm ngặt các bước nên các mặt hàng (bí đỏ, bắp cải, su hào, súp lơ) của Tổ hợp tác sau quá trình phân tích đều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng nên nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng trên địa bàn và các vùng lân cận (TP Vinh, Hà Tĩnh…) đặt trọn niềm tin. Với tiến độ như hiện nay dự kiến tổng sản lượng hàng năm có thể đạt đến 420 tấn, bài toán đầu ra dường như không còn là mối bận tâm.

08-48-20_6
Sản phẩm được chứng nhận VietGAP
Mô hình triển khai chưa lâu nhưng hiệu quả kinh tế mang lại là điều khó phủ nhận. Thống kê năm 2018 cho thấy, thu nhập bình toàn xã dao động quanh mức 42 triệu đồng/người, thấp hơn các hộ thuộc Tổ hợp sản xuất VietGAP Nghi Long từ 15 – 20 triệu đồng. Ấy là chưa kể đến những thành viên đạt cột mốc trên 100 triệu/năm như trường hợp của ông Nguyễn Hữu Trung, Trần Quốc Hùng, Võ Văn Hiền…

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm