| Hotline: 0983.970.780

Chuyện buồn cuối trời Tây Bắc

Thứ Sáu 12/04/2013 , 16:43 (GMT+7)

Có người gọi là bùa ngải, có người bảo là do dân trí thấp, dân tộc Mảng ở Nậm Tần Xá, bản biên giới của xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có những chuyện mà nếu không trực tiếp chứng kiến sẽ khó lòng tin nổi.

Có người gọi là bùa ngải, có người bảo là do dân trí thấp, dân tộc Mảng ở Nậm Tần Xá, bản biên giới của xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có những chuyện mà nếu không trực tiếp chứng kiến sẽ khó lòng tin nổi.

>> Thóc giống, cửa nhà hóa thành rượu
>> Nơi sinh con trai sẽ khổ
>> Học trò chan cơm nước lã
>> Rớt nước mắt ở Lao Xả Phình

Tục nhận con nuôi kỳ lạ

Nậm Tần Xá là bản người Mảng xa nhất, đói nhất của xã biên giới Pa Tần. Nhìn trên bản đồ, đây là bản cuối cùng của huyện Sìn Hồ, cuối cùng của mảnh đất Tây Bắc. Vượt dòng sông Nậm Na, cộng thêm nửa buổi leo núi nữa mới vào được bản.

Bản có 29 hộ, hầu hết chẳng nói được tiếng Kinh, không có nương, chỉ có một ít ruộng một vụ, đói ăn đã trở thành lẽ thường từ đời này sang kiếp khác. Người Mảng ở Nậm Tần Xá đã quá quen với đói nghèo nên dân bản không còn xem chuyện đứt bữa là bi kịch nữa. Bi kịch của họ, có chăng là chuyện con cái, là những hủ tục lạ kỳ mà thôi.

Hôn nhân cận huyết, đói nghèo, bệnh tật nên số lượng các cặp vợ chồng người Mảng vô sinh khá nhiều. Để giải quyết tình trạng ấy, họ chọn cách nhận con nuôi. Thủ tục thì rất đơn giản, thích con nhà nào chỉ việc sắm gà, sắm gạo làm lý (cúng lễ) rồi nhận về đổi tên, đổi họ là xong.

Trưởng bản Nậm Tần Xá tên là Lùng A Tạo. Vợ chồng ông Tạo không sinh được con, cả năm người con trong gia đình ông bà bây giờ đều là con nuôi cả. Mỗi đứa một vùng, một hoàn cảnh, lớn có, bé có, trưởng bản Tạo phải lo lắng chu tất chẳng khác nào con do mình đứt ruột đẻ ra. Đó cũng là quy định của phong tục nhận con nuôi.

“Bố mẹ nhận con thì phải lo cho nó đến suốt đời”, trưởng bản bảo thế. Năm người con nuôi nhà ông trưởng bản, 3 người đã đi lấy vợ, lấy chồng, còn lại hai đứa nhỏ. Vợ ông cũng muốn nhận thêm con nhưng kinh tế gia đình kiệt quệ quá rồi, không nuôi nổi nữa.

Trường hợp lạ nhất là người con nuôi đầu tiên của trưởng bản Tạo, Phạm Văn Huy, người Kinh duy nhất ở đất Nậm Tần Xá này. Huy sinh năm 1973, quê ở xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Năm 20 tuổi theo đám bạn ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lên thượng nguồn sông Nậm Na để đãi vàng. Làm vàng đâu chừng được một hai năm thì sạt nghiệp, không nơi nương tựa, đứa bỏ quê cũ, đứa sống cù bơ cù bất ở bản Nậm Sảo. Trong một lần theo đám trai bản gặp ở phiên chợ Pa Tần đi lên Nậm Tần Xá chơi, Huy vào nhà được trưởng bản Lùng A Tạo uống rượu. Đang cảnh hiếm muộn, lại gặp thanh niên không gia đình nên chỉ sau một vài tuần rượu say ngất ngưởng, vợ chồng ông Tạo đề nghị Huy ở lại làm con nuôi của mình, kèm lời hứa sẽ làm làm nhà, kiếm cho cô vợ đàng hoàng.

Sau buổi lễ làm lý Huy trở thành con trai của vợ chồng ông Tạo. Mấy năm sau, bố mẹ Huy ở Ninh Bình vốn dĩ tưởng rằng con mình đã bị mất tích rồi, đến lúc nghe tin Huy còn sống ở bản Nậm Tần Xá vội vàng lên tận nơi để tìm về. Nhưng Huy không về quê cũ nữa. Năm lần bảy lượt gia đình bắt về quê, nhưng hôm trước hôm sau lại thấy trốn lên để làm người Mảng, để được làm con nuôi ông trưởng bản. Mấy người ở đồng bằng lên Pa Tần làm ăn nói với người nhà là Huy bị trúng bùa ngải của người Mảng ở Nậm Tần Xá rồi, không thể về quê được.


Phạm Văn Huy, người Kinh duy nhất ở Nậm Tần Xá

Hơn 10 năm, bây giờ, nhìn bề ngoài Huy chẳng khác là bao so với một người đàn ông dân tộc Mảng chính hiệu. Huy nói tiếng Kinh không sõi nữa, trong khi tiếng Mảng thì đã thành thục lắm rồi. Người gầy đen, mắt sâu, răng vàng khẹt vì những cuộc rượu triền miên theo đúng phong tục dân bản. Chỉ khác duy nhất một điều so với phong tục người Mảng là Huy vẫn giữ nguyên họ Phạm của mình. Làm con nuôi ông trưởng bản, Huy được bố nuôi mình lấy vợ cho. Vợ là Chìn Thị Cái, một cô gái trong bản mà Huy chưa bao giờ nhớ tuổi. Lấy nhau về, hai vợ chồng đẻ liền một mạch 7 đứa con, đứa lớn đã 13 tuổi, đứa bé còn đang ẵm ngửa.

Huy gần như đã trở thành người Mảng nên những phong tục có lạ kỳ đến mấy cũng phải theo, kể cả việc phải cho đi hai đứa con của mình. Một đứa cho ông anh vợ Chìn A Cói. A Cói đã 40 rồi nhưng vẫn chưa thể làm vợ có thai nên xin vợ chồng em gái đứa con trai về nuôi để làm người nối dõi duy trì họ Chìn. Thằng cu được vợ chồng Huy chọn để cho tên là Hải, 10 tuổi. Nó phải đổi họ Phạm thành họ Chìn rồi phải gọi bố mình bằng dượng. Còn một đứa nữa vợ chồng Huy cho chính ông trưởng bản Lùng A Tạo. Nó cũng đổi tên họ thành Lùng Thị Thơ. Lạ ở chỗ, Huy đang là con nuôi ông Tạo, Thơ đang gọi trưởng bản bằng ông nội thì bây giờ phải gọi bằng on nẳng (bố nuôi), còn bố đẻ của mình lại gọi là anh.

Mẹ con chung chồng

Tâm lý buộc phải có con khiến phần lớn các gia đình khánh kiệt. Khổ nhất là trường hợp người con nuôi tên là Lùng A Chìn của gia đình trưởng bản Tạo. Vợ chồng ông Tạo nhận nuôi Chìn cách đây gần chục năm. Chìn đến tuổi lấy vợ ngay khi ông trưởng bản vừa lo cho Huy xong. Con gái trong bản không còn nên phải đi mua ở bản khác. Qua mai mối, Chìn thấy ưng bụng một cô gái ở dưới xã Nậm Hăn, nhưng người ta đòi 100 con gà, 3 con lợn, 6 can rượu và 22 triệu đồng tiền mặt. Xoay mãi chỉ đủ được gà, lợn và 3 triệu đồng đặt cọc, cũng may mà người ta cho Chìn đưa vợ về và ghi nợ, có lúc nào trả lúc ấy. Sống với nhau được một thời gian thì vợ chồng hục hặc. Lý do rất đơn giản là vợ Chìn thích đi chợ Trung Quốc nhưng Chìn lại sợ người ta bắt bán mất nên cấm cản. Cãi qua cãi lại, vợ bỏ về Nậm Hăn, Chìn mất lợn, mất gà, tiền đặt cọc cũng mất luôn.

Chìn đòi lấy vợ khác, nhưng trưởng bản Tạo chẳng còn một đồng nào. Đang lúc túng bấn thì có gia đình quen biết ở xã Nậm Ban đánh tiếng gả con gái và cho ở rể, không đòi tiền cưới. Thế là Chìn khăn gói quả mướp sang Nậm Ban, vừa được nuôi ăn, vừa được vợ, chỉ có điều từ ngày đi lấy vợ không thấy về với ông bà Tạo nữa.

Hôn nhân của người Mảng ở Nậm Tần Xá cực kỳ thoải mái. Thích thì về ở với nhau, không thích thì giải tán, chẳng đăng ký, chẳng xét xử ly hôn gì. Vì vậy mà trong bản có nhiều chuyện hết sức động trời nhưng người ta vẫn xem là bình thường, không vấn đề gì cả.

Lùng A Viên chỉ độ chưa đến 30 tuổi, đấy là dân bản bảo thế chứ Viên không quan tâm, không nhớ tuổi của mình. Viên không thể nói được một câu tiếng Kinh trọn vẹn. Nói chuyện phải có người phiên dịch. Chuyện vợ con của Viên rất kỳ lạ với người ngoài, còn dân bản lại thấy bình thường.

Độ năm năm trước, Viên yêu cô gái Chìn Thị Đến, vừa tròn 20 tuổi. Theo phong tục người Mảng, trai gái thấy thích thì cứ dọn về ở với nhau, không cần đăng ký, không cần đám cưới, chỉ cần chai rượu, con gà làm lý xong là thành chồng thành vợ. Vì lẽ ấy mà trong mắt dân bản, Viên và Đến đã có thể xem là một gia đình. Đùng một cái, người ta thấy Viên dọn về ở với mẹ của Đến là bà Lùng Thị Tà còn Đến thì lại đi lấy một chàng trai khác ngay trong bản. Khổ nỗi, bà Tà đã ngoài 40, ba đứa con rồi, người đen đúa nhưng vẫn quyết tâm bỏ chồng để chung sống với người yêu của con gái. Nhiều người bảo bà có bùa, Viên hay uống rượu của bà mời nên dính phải. Nhưng có lẽ đó chỉ là đồn thổi, ở với nhau đâu chừng 4 - 5 năm, bà Tà không sinh đẻ thêm được đứa nào nên Viên chán, không muốn cho làm vợ mình nữa.

Tự do đến thì tự do đi, Viên bỏ bà Tà để đi tìm một người vợ biết đẻ. Tìm mãi, thử mãi, cuối cùng cũng tìm được cháu gái ông trưởng bản Lùng A Tạo. Lẽ thường, chia tay người ta hay thù hận, vậy mà hôm theo chân bà Tà và Viên xuống chợ Pa Tần vẫn thấy hai người nói cười vui vẻ, đi ăn kem, đi uống rượu, như chưa hề có chuyện chia tay hay phản bội nhau gì cả. “Phong tục người Mảng là thế, thoải mái thôi mà”, trưởng bản Tạo nói.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm