| Hotline: 0983.970.780

Chuyến công du quốc tế đầu tiên của Hồ Chủ tịch

Thứ Hai 30/05/2016 , 13:15 (GMT+7)

Ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị chính thức nước Pháp với tư cách nguyên thủ quốc gia theo lời mời của Chính phủ Pháp.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện lịch sử này, Báo NNVN xin giới thiệu một số hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp, trong đó, có những tư liệu lần đầu tiên công bố.

Đây là chuyến công du quốc tế đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Trong cả hành trình hơn 4 tháng ở Pháp, Hồ Chủ tịch đã để lại dấu ấn với Chính phủ, chính khách, trí thức và nhân dân Pháp.

Giữ nguyên quyết định

Những cố gắng về mặt ngoại giao để một nhà nước non trẻ mới ra đời, Hồ Chí Minh đã gặp Đô đốc Hải quân Đác-giăng-li-ơ (Cao ủy Pháp tại Đông Dương) tại vịnh Hạ Long, rồi cử một đoàn đàm phán tại Hội nghị Đà Lạt do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam làm Trưởng đoàn, Chủ tịch Quân sự ủy viên hội Võ Nguyên Giáp làm Phó đoàn.

Cùng thời gian đó, một phái đoàn thân thiện của Quốc hội do Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, và Ủy viên Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng làm Phó đoàn sang Pháp.

Nhưng rồi, tất cả những nỗ lực ngoại giao ấy đều tan vỡ vì sự ngoan cố của những người Pháp có đầu óc thực dân, mà tiêu biểu tại Đông Dương là Đác-giăng-li-ơ. Dẫu rằng, Hồ Chí Minh đã căn dặn rất kỹ phái đoàn đàm phán tại Hội nghị Đà Lạt: “Cần đặt vấn đề Nam Bộ và vấn đề đình chiến lên đầu chương trình nghị sự”.

Thế nhưng, sợi dây liên lạc giữa hai bên chưa phải đứt hoàn toàn.

Tại cuộc gặp gỡ trên vịnh Hạ Long, Đác-giăng-li-ơ có thỏa thuận, muộn nhất là ngày 31/5/1946, phái đoàn đàm phán chính thức của Việt Nam sẽ lên đường sang Pháp. Sau đó, vào lúc 18h, ngày 18/5/1946, Đác-giăng-li-ơ cùng tướng Valuy và Crê-panh đến Bắc Bộ phủ chào Hồ Chủ tịch.

Đác-giăng-li-ơ muốn đề nghị hoãn ngày lên đường của phái đoàn Chính phủ sang Pháp. Lý do được Đác đưa ra là tình hình chính trị tại Pháp lúc đó đang bê bối. Chính phủ mới chưa có Thủ tướng. Song Hồ Chí Minh kiên quyết giữ nguyên thời gian lên đường sang Paris của phái đoàn Việt Nam, chậm nhất vào cuối tháng 5/1946.

Khi Hồ Chí Minh chuẩn bị sang Pháp, nhiều Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng không yên tâm và đã đưa ra nhiều lý do đề nghị tạm dừng chuyến đi.

Ông Nguyễn Lương Bằng còn tỏ ra lo lắng nhất khi đặt vấn đề chính thức trước cuộc họp của Trung ương Đảng. Tuy nhiên, Hồ Chủ tịch vẫn giữ nguyên quyết định của mình.

Chuyến sang Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức như đã định. Tháp tùng có hai người giúp việc. Văn phòng là ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản, từng du học tại Paris thời kỳ 1928 - 1930. Võ phòng là ông Vũ Đình Huỳnh, một cựu tù chính trị tại Hỏa Lò, Sơn La, người phụ trách lễ tân ở Chủ tịch phủ.

Là người cộng sự giúp việc đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông Huỳnh được đề nghị phong quân hàm Đại tá cận vệ. Với bộ quân phục Vệ quốc đoàn bằng vải kaki, mũ kê-pi đội đầu, Vũ Đình Huỳnh trở thành cận vệ, sĩ quan võ phòng của Hồ Chủ tịch.

Cùng thời điểm này, Chính phủ cử một phái đoàn đi dự Hội nghị Fontainebleau. Các thành viên bao gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Anh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trịnh Văn Bính; Thứ trưởng Tạ Quang Bửu; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám; Giám đốc Đại học vụ Nguyễn Văn Huyên; nhà khoa học Bửu Hội; Dương Bạch Mai; Đặng Phúc Thông; Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà; Bộ trưởng Bộ Canh nông Huỳnh Thiện Lộc; Bộ trưởng Bộ Kinh tế Chu Bá Phượng (bổ sung)…

Dự kiến ban đầu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam làm Trưởng đoàn nhưng đến phút cuối, ông Tam cáo ốm. Vì vậy, ông Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng đoàn thay thế.

Không lấy bất cứ thành viên nào trong đội cảnh vệ. Thậm chí, bác sĩ riêng đi theo để chăm sóc sức khỏe cũng bị Hồ Chủ tịch từ chối với lý do: “Các chiến sĩ trong Nam đang đổ máu, để bác sĩ Nam tiến phục vụ bộ đội”.

Trọng trách quốc gia

Thứ Sáu, ngày 31/5/1946, tại sân bay Gia Lâm, Hồ Chí Minh lên đường sang nước Pháp. Bên ngoài, trời vẫn mưa. Những cơn mưa đầu mùa kéo dài suốt mấy ngày qua chưa dứt. Nhưng điều đó vẫn không ngăn được người dân Việt Nam đến tiễn chân phái đoàn.

6 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phái đoàn Việt Nam đến sân bay Gia Lâm. Người cùng với ông Phạm Văn Đồng, tướng Valuy và tướng Xalăng duyệt đội quân danh dự của Việt Nam và Pháp.

Trước lúc lên máy bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm tay Cụ Huỳnh Thúc Kháng và nói: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ “dĩ bất biến ứng vạn biến” (lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi)”.

Sau đó, Người nói với các thành viên trong đoàn công tác sang Pháp trước những đại biểu đưa tiễn: “Anh em chúng ta mang trọng trách quốc gia, trước mặt quốc dân đồng bào, chúng ta phải thề dù gặp gian lao thế nào, chúng ta cũng phải nhất tâm đoàn kết để làm tròn nhiệm vụ đối với Tổ quốc”. Tất cả đồng thanh hô: “Xin thề!”.

7 giờ 45, hai chiếc máy bay Dakota kiểu Mỹ từ từ cất cánh. Một chiếc chở Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các ông Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Phan Anh, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Đệ và hai thư ký riêng là Vũ Đình Huỳnh, Đỗ Đình Thiện. Phía Pháp có tướng Xalăng, các sĩ quan Đắc-xy, đại uý Cácchiê, và một số nhân viên phục vụ như Xi-nhông, San-ghi Sê-ginh, Poa-da và Đuy-ma.. Một chiếc chở phái bộ đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ngoài các thành viên chính thức đã nêu trước đó, còn có các nhân viên tùy tùng như Phạm Khắc Hòe, Vũ Trọng Khánh (bổ sung)…

Trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện cho Đô đốc Đác-giăng-li-ơ. Toàn văn bức điện như sau: “Tôi xin cảm ơn Ngài đã săn sóc về việc khởi hành sang Pháp của tôi và tôi thành thực cảm ơn Ngài đã viết thư chúc tôi trong lúc tôi lên đường. Tôi sẽ hy vọng và quả quyết rằng cuộc đàm phán chính thức ở Ba Lê sẽ được tốt đẹp và nhờ đó hai dân tộc Pháp-Nam sẽ cộng tác một cách chặt chẽ".

“Được tin tôi cùng đoàn đại biểu qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ đều lấy làm bâng khuâng. Bâng khuâng là vì chưa biết tương lai của Nam Bộ sẽ ra thế nào?

1- Tôi xin đồng bào hiểu rằng nước Pháp mới không phải là đế quốc chủ nghĩa, đi áp bức, đi chia rẽ dân tộc và nước nhà người ta.

2- Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước.

Đồng bào Nam Bộ đã hy sinh tranh đấu mấy tháng trường, để giữ gìn non sông cho toàn nước Việt Nam. Cho nên đồng bào cả nước đều phải nhớ ơn đồng bào Nam Bộ.

Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”

(Hồ Chí Minh: Thư gửi đồng bào Nam Bộ)

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm