| Hotline: 0983.970.780

Chuyện "dế" vùng cao

Thứ Hai 04/06/2012 , 10:44 (GMT+7)

Điện thoại di động (dế) được người dân huyện vùng cao Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) dùng phổ biến. Từ ngày "dế" có mặt, cũng là lúc xẩy ra không ít chuyện bi hài.

Điện thoại di động (dế) được người dân huyện vùng cao Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) dùng phổ biến. Từ ngày điện thoại di động có mặt cũng là lúc xẩy ra không ít chuyện bi hài.

Bụng đói nhưng phải có "dế"

Cô bé tên là Dáy ở xã Xa Dung đã nghỉ học từ lâu. Dáy phải đi nương cùng bố mẹ. Dáy bảo: “Nhà mình nghèo quá nên phải xa thầy cô, xa trường, xa lớp mình buồn lắm”. Khi tôi hỏi chiếc điện thoại di động bên hông, Dáy tỏ ra rất hãnh diện: "Nó là bạn mình đấy. Có nó mình đi nương đỡ buồn. Hôm rồi bố mẹ mới bán lợn mua cho Dáy đấy. Con lợn đó đổi được 2 cái điện thoại. Dáy 1 cái, đứa em mình 1 cái”.


Những trẻ em đòi bố mẹ sắm cho một chú “dế” để lên nương

Khi ông mặt trời gác núi cũng là lúc bà con xuôi dốc về bản. Bên chiếc gùi nặng trĩu đựng đầy rau, đầy măng, dưa Mèo, tay ai cũng cầm điện thoại bật nhạc kêu inh ỏi. Xem qua, giá của mỗi chiếc điện thoại cũng tiền triệu chứ chẳng ít. Không riêng gì các thiếu nữ, các trai bản cũng nhất nhất phải thửa lấy một chú “dế” cho riêng mình. Tôi thầm nghĩ, chắc cuộc sống nơi đây phải giàu có, sung túc lắm.

Gặp trưởng bản Xa Dung A xã Xa Dung, anh Lầu A Của thở dài: Bản mình còn nghèo lắm. Cuộc sống của bà con trông cả vào nương rẫy. Vụ nào giàng (trời) cho ăn mới được ăn. Năm nào giàng trái tính chở nết, hạn hán hoặc mưa to khi hạt lúa mới tra xuống đều bị hư hết. Vụ mùa vừa rồi, lượng thóc thu về của các gia đình đều giảm sút nghiêm trọng.

Nghe vậy, tôi hỏi trưởng bản Của: Sao bà con trong bản mình dùng nhiều điện thoại di động thế? Câu hỏi của tôi vừa dứt, trưởng bản Của chỉ cười trừ rồi đưa tay gãi đầu: “Cái này khó nói lắm nhà báo à! Nó thích thì mua thôi. Bố mẹ không cấm được đâu. Ở đây, điện thoại đã “phổ cập” tới từng người trong gia đình rồi. Đặc biệt là lớp trẻ, chúng thích là bố mẹ phải mua cho. Giá trị của mỗi chiếc điện thoại bằng con lợn nhỡ đấy. Người Mông mua điện thoại chỉ để nghe nhạc mà không cần gọi, họ rất thích cài những bài hát có tiếng Mông”.

Hiện sóng di động đã phủ khắp các xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông. Điều này đã thúc đẩy bà con mua điện thoại di động nhiều hơn. Nhất là loại điện thoại nghe nhạc được, giá cả cũng phải chăng từ 1-2 triệu đồng. Lúc đầu cũng chỉ có cán bộ dùng nó để phục vụ cho công việc. Dần dà bà con cũng mua, nhà nghèo hay giàu điện thoại đều phải có. Có gia đình cả bố, mẹ, con… đều sở hữu chú “dế” cho riêng mình. Mặc dù bát cơm hằng ngày vẫn còn vơi, manh áo mặc chưa đủ ấm khi đông về song điện thoại là thứ không thể thiếu.


Dường như phụ nữ nào ở vùng cao cũng có chú “dế”

Tự tử vì điện thoại hết pin

Chiều muộn, đàn con của chị Só ở bản Xa Dung B xã Xa Dung mới đi làm về. Tiếng lợn kêu inh ỏi đòi ăn sau nhà. Mấy đứa trẻ quần áo lấm lem bùn đất cứ bám lấy chân mẹ đòi ăn. Cả 4 đứa con của chị Só đã nghỉ học. Tức mình chị Só quát: Cơm giờ mới đang sôi. Tý nữa thì ăn. Mà gạo cũng chỉ còn đủ nấu cho 2 tháng nữa thôi.

Nhà chị Só nghèo lắm. Mỗi năm vẫn thiếu ăn vài tháng là chuyện thường. Cái nương, cái rẫy ở ít trên núi cao, trời dừng mưa là cây ngô, cây lúa lụi bại ngay. Năm rồi nuôi được con lợn to, chị Só dự định bán con lợn để đong thóc, ngô phòng lúc giáp hạt. Biết mẹ chuẩn bị bán lợn, mấy đứa trẻ cứ nằng nặc đòi mua điện thoại cho bằng được. Chiều lòng chúng, anh chị đành xuống thị trấn mua cho mỗi đứa 1 cái. Thế là hết veo con lợn. “Đói cũng phải để con có điện thoại bởi lẽ, bạn bè chúng có, mình không có nó doạ ăn lá ngón tự tử thì nguy”, chị Só tâm sự.


Từ ngày phủ sóng cùng cao, các cửa hàng điện thoại xuất hiện nhiều thiếu nữ sắm “dế”

Nhìn những đứa trẻ mới lớn hãnh diện có chú “dế” giắt bên hông, ông Pha ở bản Xa Dung B, muốn ứa nước mắt. Năm ngoái đứa con gái của ông cũng nhí nhảnh yêu đời như thế. Vậy mà ông đã phải xa nó tròn 1 mùa rẫy rồi. Ông Pha kể, buổi chiều hôm đó, đứa em gái nó lấy điện thoại anh trai chơi, sau một hồi bị tắt. Thằng anh quát em: “Mày làm hỏng của tao rồi. Giờ lấy tiền đâu mà sửa”. Con bé Dơ khi đó mới 12 tuổi bị anh mắng chẳng nói chẳng rằng gì. Nó chạy một mạch vào rừng.

Khi ấy ông Pha tưởng nó giận anh rồi chạy đi chơi cho bõ tức. Chiều muộn, ông mới đi làm nương về cũng chưa thấy con bé nấu nướng gì. Ông chạy sang nhà hàng xóm hỏi thăm cũng không thấy bóng dáng con bé đâu. Sẩm tối, ông nghe tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch ngoài đường vào nhà. Ông vội ngó ra, thấy mấy trai bản cõng con bé Dơ về. Hai má nó căng phồng, mắt lồi to. Hoá ra nó giận anh ra rừng ăn lá ngón.

Đa phần người dân nơi đây thường sử dụng các loại sim khuyến mại. Dùng điện thoại có nhiều tin nhắn rác, quảng cáo đủ thứ trúng thưởng, tải nhạc… Mọi người cứ tưởng tất cả những thứ đó miễn phí nên ai cũng nhiệt tình nhắn lại. Chỉ sau 2-3 ngày số tiền trong tài khoản đã hết sạch.

Có những người trong 1 tháng nạp những 5 cái thẻ 100 nghìn đồng. Nói như trưởng bản Của: “Ô cái này nhỏ bé thật nhưng nạp bao nhiêu tiền vào cũng không vừa. Cả con lợn to “chui” vào nó cũng hết đấy!”.

Ông Pha chua xót: “Thực ra cái điện thoại có hỏng gì đâu, chỉ vì ham nghe nhạc nên hết pin mà không biết sạc. Rồi thằng anh quát em đâm ra nó nghĩ quẩn và tìm đến cái chết”. Câu chuyện đau lòng đó mỗi khi nhắc lại khiến bà con trong bản lo lắng.

Một ông chủ cửa hàng bán điện thoại ở trị trấn Điện Biên Đông cho biết, lợi ích mà điện thoại đem lại không phải là nhỏ, song nó cũng gây ra không ít phiền phức cho bà con. Rất nhiều người trong khi không đủ ăn nhưng vẫn để dành tiền nạp thẻ vì “nghiện” gọi điện thoại. Rồi một số người thấy người khác có điện thoại đẹp quá nhưng không có tiền mua nên nảy sinh ý định ăn cắp, tuy không đến nỗi gây hậu quả nghiêm trọng song cũng gây mất tình làng nghĩa xóm... Và nhiều đứa trẻ còn doạ bố mẹ, nếu không mua điện thoại sẽ ăn lá ngón tự tử. Chiều lòng con trẻ, nhà nào cũng cố nhịn ăn để sắm “dế” cho chúng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm