| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải linh hoạt

Thứ Sáu 17/01/2014 , 12:49 (GMT+7)

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất là xu thế tất yếu; cũng là một trong những con đường đảm bảo cho người dân vừa ổn định thu nhập vừa làm giàu chính đáng”.

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất là xu thế tất yếu; cũng là một trong những con đường đảm bảo cho người dân vừa ổn định thu nhập vừa làm giàu chính đáng”.

Đó là chia sẻ của ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sau khi đọc loạt bài “Không cho đất nghỉ” của NNVN.

Gắn với thị trường

Theo ông Định, để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, và lĩnh vực trồng trọt nói riêng thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc chuyển đổi này phải dựa vào lợi thế của từng vùng và xác định kỹ lưỡng thị trường tiêu thụ của nông sản. Chỉ khi nào hoạt động SX của người nông dân gắn với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó hình thành nên một chuỗi khép kín, thì sự chuyển đổi ấy mới mang tính bền vững.

Thị trường nông sản của nước ta được chia ra làm hai loại: Xuất khẩu và nội địa. Ở nước ta, có những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng chỉ phục vụ thị trường nội địa nhưng vẫn làm rất tốt, rất hiệu quả. Ví dụ như những vùng chuyên trồng dưa đông hàng hoá sau vụ lúa hè thu ở Thái Bình với diện tích 200 - 300 ha. Nông dân không cần chở hàng hoá đi đâu bán, mà tư thương họ kéo về cân ngay tại đồng ruộng.

Và cũng có không ít vùng chuyên SX phục vụ cho thị trường XK hiệu quả cao. Tuy nhiên, thị trường XK nông sản của nước ta chủ yếu vẫn thông qua con đường tiểu ngạch và phụ thuộc vào Trung Quốc. Mà thị trường Trung Quốc lại chứa đựng đầy rủi ro cao theo kiểu “bảy nổi ba chìm”. Lúc mở cửa thì giá tăng vùn vụt, hàng vào ào ào, nhưng khi phía bạn ngừng nhập, lập tức giá cả của mặt hàng ấy chìm xuống tận đáy.

Do đó sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải mang tính chất cơ động và linh hoạt. Nông dân không nên tự phát chuyển đổi theo tư duy “ăn xổi”, nhưng cũng không được trì trệ, chậm chuyển đổi khi những cây trồng truyền thống không còn cho thu nhập cao.

Nông dân Việt Nam có phẩm chất rất tốt, đó là giỏi SX, có thể tạo ra một lượng hàng hoá lớn. Nhưng khâu tiêu thụ lại dựa vào đội ngũ tư thương làm trung gian, sau đó mới đến những doanh nghiệp lớn.

Khai thác tối đa lợi thế vụ đông

Miền Bắc nước ta có lợi thế lớn để phát triển vụ đông, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Từ tập đoàn các giống ngô, đậu, khoai cho đến các loại rau, củ, quả như ớt, bí xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt… đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong những tháng chính đông.

Trong khi đó, vào thời điểm này, nhiều tỉnh của Trung Quốc bị bao phủ bởi tuyết trắng. Các mặt hàng về rau, củ, quả, cực kỳ khan hiếm. Nói như vậy để thấy, cơ hội XK nông sản với giá trị hàng hoá cao của nước ta là rất lớn. Vấn đề cốt yếu nhất là chúng ta phải có sự kết nối và kéo được doanh nghiệp tham gia, SX một cách bài bản theo chuỗi khép kín từ SX, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Trên thực tế, chúng ta đã làm vụ đông từ hàng chục năm trước. Ví dụ có thời điểm chúng ta làm ngô bầu, khoai tây trên đất hai lúa… Nhưng chúng ta làm vụ đông theo kiểu kế hoạch, phong trào; làm để báo cáo thành tích là chính. Còn bây giờ, nông dân họ tự nguyện làm vụ đông nhờ hạch toán được lợi nhuận và giá trị hàng hoá mà cây trồng đem lại.

Nhiều tỉnh có những mô hình cho hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập từ 1 vụ đông bằng 3 - 4 vụ lúa cộng lại. Ví dụ như mô hình ớt sớm ở Quỳnh Phụ, Thái Bình với diện tích khoảng 1.400 ha. Ớt tiêu thụ một phần nội địa, một phần qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc và một phần dùng để chế biến tương ớt, ớt khô. Dù giá ớt có thời điểm xuống thấp chỉ còn 8.000 - 9.000 đồng/kg thì nông dân vẫn lãi hơn là trồng lúa.

Và diện tích ớt của địa phương này liên tục gia tăng từ 600 ha lên hàng ngàn ha. Cách làm của nông dân cũng rất sáng tạo. Họ tự điều tiết cơ cấu mùa vụ dựa trên những phân tích, đánh giá đúng về thị trường. Tại thời điểm thu hoạch ớt trà sớm, giá cao ngất ngưởng, nhưng lúc rộ lại xuống rất thấp. Muốn bán được giá cao, nhiều nông dân phải hi sinh một vụ lúa hè thu, đất bỏ hoang mấy tháng.

Nhưng hiện nay, họ nghĩ ra cách trồng lúa chét để không cho đất nghỉ. Mà lúa chét theo hạch toán lợi nhuận lại hiệu quả hơn cả trồng vụ lúa mới. Vì thế, họ gặt hái được thành công trên cả hai phương diện. Hay, mô hình trồng cà rốt ở Cẩm Giàng, Hải Dương cũng cho giá trị thu nhập 300 - 400 triệu/ha. Và nông dân xung quanh vùng ấy rất giàu. Từ trồng trên đất bãi, diện tích trồng cà rốt lấn vào cả đất lúa...

“Muốn tái cấu trúc ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng NTM, thì vấn đề cơ bản, quan trọng hơn bao giờ hết là phải nâng cao thu nhập cho người nông dân. Để làm được điều đó, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương là hướng đi hiệu quả nhất”, ông Định cho biết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm